10 bộ phim trinh thám hay nhất mọi thời đại (The 10 Best Detective Movies Of All Time)

Bản tin thám tử VDT – Sưu tầm

1. The Maltese Falcon

The Maltese Falcon (1941) của đạo diễn John Huston là bộ phim thuộc thể loại phim Noir. Có thể thấy trong bộ phim The Mantese Falcon hội tụ đầy đủ các đặc điểm của bốn dòng phim cách nhiệt trên. Bộ phim kể về hành trình đi tìm sự thật của một thám tử. Anh ta bị dính vào một vụ rắc rối do một khách hàng là một phụ nữ gây ra, có nguy cơ bị kết tội giết người, và thời gian của bộ phim chính là những diễn biến về nỗ lực của anh ta để giải quyết rắc rối.

Câu chuyện phim mang đầy tính li kì của thể loại phim trinh thám. Bằng lối kế hấp dẫn, luôn giấu kín sự thật, bộ phim luôn làm người xem phải tò mò. Trong suốt quá trình bộ phim diễn ra đạo diễn thường xuyên sử dụng những giả thuyết, sự đánh lừa và tất cả những vấn đề đó chỉ được vỡ lẽ vào cuối phim. “Sự đánh lừa” đầu tiên chính là mục tiêu của nhân vật chính. Mục tiêu của thám tử là đi tìm sự thật về kẻ sát hại viên đồng sự của mình hay đi tìm pho tượng? Sự khéo léo và khôn ngoan của chuyện phim chính là lồng ghép hai mục tiêu đó trong một mối quan hệ nhân quả, tạo nên những mối quan hệ rằng rịt phức tạp, đến mức mọi cánh cửa sự thật dường như bị giấu kín.

Như chúng ta đã biết, The Maltese Falcon làm theo thể loại phim Noir, một thể loại phim chịu ảnh hưởng lớn của chủ nghĩa biểu hiện Đức về cách chiếu sáng. Ánh sáng trong phim được kết hợp rất đặc biệt. Bóng tối xuất hiện phần lớn trên các khuôn hình tạo nên sợ hãi, bất an . Thời gian trong phim thường diễn ra vào ban đêm, đây cũng là thời gian đồng loã với tội ác và thời gian để giấu kín những điều bí mật. Bóng tối ở những góc phố, nơi cô gái đứng đợi thám tử để sau đó một màn kịch diễn ra, bóng tối- nơi gã đàn ông đứng nấp theo dõi thám tử; căn phòng của thám tử, một không gian chứa đầy bóng tối, và làm anh ta giật mình khi bật điện lên đã thấy có ba người đàn ông ngồi đợi. Và cả khu đất hoang, một địa chỉ ma mà thám tử đến khi đi tìm sự thật cũng đầy bóng tối…Nhưng có lẽ cảnh gây ấn tượng đặc biệt chính là cảnh thám tử đứng trên lan can của khách sạn nhìn xuống bãi đất trống, nơi người đồng sự của anh bị bắn chết. Đó là một không gian dày đặc bóng tối. Góc máy rộng, được quay từ trên cao xuống, một xác chết nằm sóng soãi và xung quanh lem nhem những bóng người cảnh sát đang khám xét hiện trường…Với góc quay ấy, với ánh sáng ấy, đạo diễn đã thể hiện một cách sâu sắc nỗi hoang mang, sự chênh vênh trong lòng người thám tử trước cái chết của đồng sự. Trong phim đạo diễn cũng sử dụng thường xuyên góc quay nghiêng. Những góc quay này có tác dụng tạo nên cảm giác bất an, lo sợ trong lòng khán giả về thế giới tội phạm.

Phương pháp quay cận cảnh cũng được sử dụng một cách triệt để và phát huy được hiệu quả đặc biệt trong phim. Thường thì chúng ta thấy, quay cận cảnh thường được áp dụng để quay cận mặt một diễn viên, biểu hiện một cách ấn tượng và đậm nét những cảm xúc nhân vật; trong The Maltese Falcon việc áp dụng phương pháp quay cận cảnh đã có những sáng tạo thú vị. Đạo diễn thường quay cận cùng lúc gương mặt của hai, ba nhân vật, và thường sử dụng phương pháp này trong trường hợp nhân vật đang có những cuộc xung đột cãi vã gay gắt. Điều này tạo nên sự căng thẳng của bộ phim, và luôn đặt khán giả tập trung vào các xung đột.

Khác với thể loại phim tình cảm, thiên về thể hiện các trạng thái tâm lý nhân vật, nhịp điệu trong phim thường diễn ra nhẹ nhàng, chậm rãi; trong The Maltese Falcon, nhịp điệu phim diễn ra một cách dồn dập. Các sự kiện liên tiếp diễn ra: mở đầu là một người đàn bà lạ xuất hiện ở phòng thám tử, cái chết của người cộng sự, một người đàn ông lạ và vấn đề về pho tượng, một người đàn ông theo dõi thám tử…. Bằng sự xuất hiện bất ngờ và dồn dập của các nhân vật. Bằng sự thay đổi liên tiếp không gian: không gian di chuyển liên tục từ phòng làm việc của thám tử, đến căn phòng của anh ta, khách sạn nơi người đồng sự bị sát hại, khách sạn trú ẩn của người đàn bà…Sở dĩ, bộ phim có thể tạo nên dấu ấn không gian đó là do địa điểm luôn gắn với các sự kiện, với sự đụng độ, đối đầu và kịch tính. Không gian gắn với sự xuất hiện đầy số phận của người đàn bà, với sự xuất hiện của người đàn ông bí ẩn (văn phòng thám tử), không gian về sự đụng độ của thám tử và những viên cảnh sát, giữa thám tử và những kẻ liên quan đến pho tượng (nhà thám tử), không gian gắn với cái chết của viên đồng sự (khách sạn…). Ngay cả âm thanh trong phim cũng tạo nên cảm giác hối hả. Âm thanh của tiếng điện thoại, âm thanh của chuông cửa xuất hiện liên tiếp trong phim. Tất nhiên, đó là sự tất yếu đối với đặc trưng của nghề thám tử, nhưng sự xuất hiện lặp lại liên tục đó giống như một mô tip và mỗi lần âm thanh của chuông cửa, điện thoại được dóng lên là khi xuất hiện một sự kiện quan trọng nào đó…

Nhưng có lẽ, ấn tượng sâu sắc nhất của khán giả đối với The Matese Falcon chính là nhân vật chính. Anh chàng thám tử trong phim chính là một kiểu nhân vật anh hùng phi chính thống- một kẻ đối đầu với luật pháp và hành động theo những nguyên tắc của bản thân, nhưng lại là những nguyên tắc được người xem chấp nhận vì nó biểu hiện được tính nhân văn, lẽ phải và sự công bằng. Sự thú vị của phim đó là khả năng phá vỡ nguyên tắc và sự phản ánh một cách linh hoạt về cách biểu hiện sự thật đời sống: cuộc sống vô cùng phức tạp, và đôi khi người ta cần phải tìm kiếm nó bằng những trò lắt léo. Thám tử không phải là một anh chàng hoàn hảo, anh ta đa tình, chống lại pháp luật, nhưng cái đích cuối cùng anh ta hướng đến vẫn là những điều tốt đẹp của cuộc đời, chống lại lòng tham, tội ác và bạo lực. Sự thông minh của anh chàng thám tử tạo nên một sự mê hoặc đối với người xem. Đặc biệt ở những đối thoại hài hước, sắc sảo và mang đầy tính suy luận. Những câu nói doạ nạt, hạ bệ, bóc mẽ đối phương của anh ta luôn làm người xem phải nhớ “Một thằng bẩn thỉu, súng ống lòi ra khỏi áo đó” (khi anh ta phát hiện ra kẻ theo dõi mình); sau khi anh ta cướp súng của tên theo dõi mình, anh ta đã nói với tên cầm đầu của hắn: “Hắn bị một thằng bé cụt chân cướp đoạt, tôi đã lấy lại”…Luôn luôn hiểu đối phương, luôn luôn ở thế bị tấn công và xoay chuyển được tình thế, thám tử là người hùng của bộ phim. Và anh ta chính là người xoay chuyển được toàn bộ những rắc rối của câu chuyện chính nhờ khả năng suy luận thông minh của mình.

Mặc dù vấn đề xã hội chưa được đặt ra một cách sâu sắc trong phim trong phim nhưng The Maltese Falcon cũng đã chú ý kết hợp giữa lối viết trinh thám với những vấn đề xã hội. Ám ảnh trong lòng người xem là hình ảnh bức tượng ở cuối phim. Thời gian trong phim như ngưng lại khi tất cả các nhân vật hối hả mở bức tượng từ trong gói báo…hết lớp này đến lớp khác…những bàn tay, bọc tượng được quay cận cảnh… Bức tượng, nguồn gốc của giấc mơ. Nhưng cuối cùng, bức tượng chỉ là giả, nó được làm bằng chì. Khát vọng chế ngự quyền lực, giấc mơ chờ đợi, tìm kiếm trong mười bảy năm chỉ là ảo ảnh. Đó là một kiểu kết thúc bi kịch của phim, một cấu trúc không happy end của truyền thống phim Mỹ.

Có thể thấy, The Matese Falcon là một bộ phim hấp dẫn. Và phim Noir chính là sự sáng tạo của những người làm điện ảnh, mong muốn bằng ngôn ngữ điện ảnh mang đến cách tiếp cận mới mẻ và độc đáo về hiện thực.

Trịnh Cẩm Hằng

Theo tvol.vn(http://noithatoto88.com)

2. Chinatown (1974)

Chuyện xoay quanh gia đình Hollis Mulwray, một chủ đất giàu có ở California. Giả vờ là người vợ Evelyn (Faye Dunaway đóng) của Hollis, một kẻ đồng mưu tên Ida Sessions nhờ thám tử tư J. J. Jake Gitters (Jack Nicholson đóng) điều tra người chồng ngoại tình của mình. Trong quá trình điều tra, Jake chụp được các bức ảnh Hollis bên cạnh một thiếu nữ trẻ. Thế rồi khi Hollis bị giết, Jake quyết định mở cuộc điều tra theo hướng khác và ông phát hiện nhiều việc đáng sợ.

Trước hết, Jake khám phá ra âm mưu của viên kỹ sư thủy lợi William Mulholland, kẻ bày ra kế hoạch mua quyền đưa nước từ High Sierras theo máng dẫn chảy qua San Fernando Valley vào Los Angeles. Đất khô hạn sẽ được những kẻ “mưu đồ” mua với giá rẻ mạt rồi dẫn nước vào đó để bán lại, thu lợi hang triệu đô la. Noah Cross, cha của Evelyn đứng đằng sau âm mưu này. Ông ta từng là bạn làm ăn của Hollis.

Cuộc điều tra cũng dẫn đến một quan hệ mới giữa Jake và Evelyn, một người không hề biết về âm mưu của cha mình. Những bí mật dần dần được khám phá dưới nhiều tầng lớp che phủ, đồng thời phô bày ra trước mắt những mạng lưới tham nhũng và lường gạt. Phim có nhiều kịch tính và các cảnh đánh đấm. Là một cựu cảnh sát ở Chinatown (một biểu tượng của Los Angeles), Jake cố gắng tách cái xấu ra khỏi cái tốt và trừng phạt những kẻ phạm tội, minh oan cho những người ngay thẳng. Mục đích của anh là giúp được cho người mình quý mến (Evelyn) càng nhiều càng tốt và phát hiện ra sự thật đằng sau cái chết của cha nàng…

Chinatown là bộ phim thám tử điều tra đánh dấu sự trở lại Hollywood của đạo diễn Roman Polanski sau 5 năm chán nản, suy sụp vì cái chết bất ngờ của người vợ, diễn viên xinh đẹp Sharon Tate, trong một vụ ám sát liên quan đến giáo phái của giáo chủ Charles Branson làm rùm beng nước Mỹ. Phim dựa theo kịch bản đoạt Oscar của nhà biên kịch Robert Towne và được xem là bộ phim kinh điển thuộc thể loại “film noir” hay nhất Hollywood (có trong danh sách 100 bộ phim kinh điển hay nhất của Viện phim Mỹ AFI).

Nhiều năm sau đó, Chinatown được làm phần tiếp theo có tên The Two Jakes (1990) cũng do Jack Nicholson đóng vai Jake (ông còn là đạo diễn của phim) nhưng không thành công bằng (phim lấy bối cảnh Los Angeles năm 1948).

Chinatown khai thác các bí ẩn và bi kịch của một gia đình (gia đình Mulwray) liên quan đến vấn đề nước. Kịch bản của Robert Towne dựa vào một câu chuyện có thật xảy ra ở Los Angeles vào đầu thế kỷ 20. Đó là scandal liên quan đến những kẻ đầu cơ đất đai và bàn tay vấy máu của bọn chúng lúc nước Mỹ đang ở vào cao trào phát triển địa ốc những năm 1900.

Phim được đề cử 11 giải Oscar: kịch bản gốc, phim hay nhất, vai nam chính cho Jack Nicholson, vai nữ chính cho Faye Dunaway, đạo diễn cho Roman Polanski, quay phim cho John A. Alonze, chỉ đạo nghệ thuật và trang trí phim trường, âm thanh, nhạc nền, dàn dựng phim và thiết kế trang phục . Nhưng chỉ đoạt Oscar về kịch bản. Chinatown bị The Godfather phần 2 đánh bại ở nhiều giải.

Các diễn viên và vai diễn

– Jack Nicholson : J. J. (Jake) Gittes

– Faye Dunaway : Evelyn Cross Mulwray

– John Huston : Noah Cross

– Perry Lopez : Licutenant Lou Escobar LAPD

– John Hillerman : Russ Yelburton, Deputy Chief of Water Department

– Darrell Zwerling : Hollis I Mulwray

– Diane Ladd : Ida Sessions / Evelyn Mulwary Imposter

– Roy Jenson : Claude Mulvihill

– Roman Polanski : Man with knife

3. Se7en (1995) – 7 tội lỗi chết người

Hai viên cảnh sát William Somerset ( Morgan Freeman ) cùng David Mills ( Brad Pitt ) điều tra một vụ án phức tạp liên quan đến 7 điều cấm trong Kinh thánh. Hung thủ ngày trước do lớn lên trong môi trường đạo nghiêm khắc nên tâm lí bất ổn và rồi lần lượt giết người dựa trên 7 tội lỗi trong Kinh thánh mà hắn gán cho mỗi người.

7 tội lỗi đó là : kiêu hãnh ( Pride ), ghen tị ( Envy ), ham ăn ( Gluttony ), sắc dục ( Lust ), tức giận ( Wrath ), tham lam ( Greed ) và lười biếng ( Sloth ). Án mạng đầu tiên là một tên béo phì với dòng chữ Gluttony viết bằng máu trên tường. Greed là án mạng xảy ra sau đó ở nơi làm của 1 tên luật sư. Một tên buôn ma túy tên Victor bị giết với tội lười biếng – Sloth (?). Lust là tội gán cho một cô gái điếm. Cuối cùng Pride là 1 cô nàng quá mải mê chăm chút bề ngoài của mình.

William và David tuy không có sự hợp tác nhịp nhàng với nhau như kiểu buddy film thường thấy nhưng họ vẫn kiên trì theo đuổi vụ án đến cùng. Nếu như David có sức mạnh, sự hấp tấp và chút kiêu ngạo của tuổi trẻ thì William lại có sự điềm tĩnh và suy đoán già dặn qua năm tháng. Tới khi bắt được tên hung thủ – John Doe ( Kevin Spacey ), qua cuộc đối thoại trên xe với hắn, người xem bắt đầu phải động não suy nghĩ về cách nhìn của hắn với xã hội hơn là chỉ kết luận rằng đây là một kẻ tâm thần. “Chúng ta nhìn thấy tội lỗi chết người trên từng góc phố. Nhưng chúng ta chấp nhận nó. Chúng ta chấp nhận vì nó quá thông thường, vặt vãnh. Không như vậy nữa. Tôi đang tạo nên 1 ví dụ. Điều mà tôi làm sẽ khiến được đặt ra câu hỏi, được học hỏi và tiếp bước. Mãi mãi”. Cách suy nghĩ của hắn tạo nên 2 hướng nhìn nhận từ tôi:

1/ Đúng như hắn nói. Chúng ta luôn chấp nhận mặt trái của XH bởi ta lười biếng, không muốn đối mặt với nó ( Sloth ) – 1 trong số 7 tội lỗi chết người. XH đó tệ nạn đến mức người vợ của David là Tracy ( Gwyneth Paltrow ) đã phải nghĩ đến chuyện phá thai để khỏi phải nuôi dạy một đứa trẻ mà lớn lên cũng trở thành ung nhọt của / cho XH.

2/ Đây là 1 phim anti-Christ. Chính vì sự giáo dục nghiêm khắc và sắt đá của Kinh thánh khiến hắn trở nên thái cực và cuồng tín, luôn muốn “chỉnh sửa” XH thành tiêu chuẩn mà Kinh thánh đặt ra.

Tôi cho rằng hướng 1 đúng 1 phần nhưng hướng 2 rõ ràng đúng hơn. Qua mấy vụ án mạng thì rõ ràng những nạn nhân không đáng mức chết. Hắn quên mất rằng con người ai cũng có sai lầm hoặc khiếm khuyết và Chúa trời luôn tha thứ cho họ và coi họ ngang bằng nhau ( Under God’s eyes, everyone is equal ).

Đoạn hay nhất trong phim chính là lúc David lăm lăm rút súng để bắn John. Cùng 1 lúc 2 người đã mắc phải 2 tội lỗi : nổi giận ( Wrath ) và ghen tị ( Envy ). Cuối cùng, kẻ mắc tội ghen tị đã bị giết chết, liệu còn người nổi giận thì sẽ ra sao ?

Một bộ phim căng thẳng, tuy hơi buồn ngủ nhưng nếu kiên nhẫn bạn sẽ thấy nó khá hấp dẫn. Bản suite số 3 nốt D chính của Johann Sebastian Bach ( k0 biết có đúng k0 nữa ) lồng vào đoạn William đi qua thư viện dưới ánh đèn vàng trong phim vừa tạo cho người xem một cảm giác thư thái sau những vụ án rợn tóc gáy nhưng vẫn giữ được mạch phim hồi hộp bằng sự da diết trong tiếng đàn violon.

Directed by: David Fincher

Produced by: Arnold Kopelson, Phyllis Carlyle

Written by: Andrew Kevin Walker

Music by: Howard Shore

Cinematography: Darius Khondji

Editing by: Richard Francis-Bruce

Distributed by: New Line Cinema

Release date(s): September 22, 1995

Running time: 127 min.

Country: United States

Language: English

Starring:

Morgan Freeman

Brad Pitt

Gwyneth Paltrow

Kevin Spacey

R. Lee Ermey

4. L.A. Confidential (1997)

Không lấy các cảnh bạo lực làm tiêu điểm cho một bộ phim thuộc thể loại hành động, song “L.A. Confidential” đã khắc họa một cách sinh động thế giới tội phạm ngầm ở Hollywood giữa thế kỷ 20 với những xung đột và cả sự tiếp tay của đám cảnh sát mất chất.

Phim lấy bối cảnh Los Angeles những năm 1950. Những bí ẩn, sự cám dỗ, cạm bẫy và đầy rẫy tội ác giăng mắc trong thành phố. Cảnh sát trở nên bận rộn hơn bao giờ hết, trong số đó có 3 người: Ed Exley (Guy Pearce), “cậu bé vàng” của lực lượng cảnh sát sẵn sàng làm bất cứ việc gì không ngại gian khổ và vô cùng khéo léo trong quan hệ với đồng nghiệp, Bud White (Russell Crowe) cộc cằn thô lỗ, dám phá vỡ các nguyên tắc, luật lệ để tìm kiếm sự công bằng, song cũng không từ hành động bạo lực; cuối cùng là Jack Vincennes (Kevin Spacy), người sống an phận và không muốn động chạm đến bất kỳ ai.

Jack Vincennes được giao nhiệm vụ điều tra về một vụ giết người có liên quan đến hai đồng nghiệp Bud White, Ed Exley và một “gái gọi” hạng sang tên là Lynn Bracken (Kim Basinger), mấu chốt của vụ án. Một thế giới ngầm mà ở đó cảnh sát nối giáo cho tội phạm bắt đầu được hé mở với những âm mưu chết người và sự tàn sát đẫm máu.

L.A. Confidential tiêu biểu cho thể loại phim hành động xuất sắc trong việc tái hiện chân dung của giới “hành pháp” Los Angeles trong mớ bòng bong tham nhũng – ma túy – gái điếm. Phim không tập trung vào những pha rượt đuổi, đnh đấm như những phim hành động thông thường mà khắc họa mối quan hệ giữa các tính cách mâu thuẫn.

Vào vai 3 nhân vật cảnh sát chính trong phim thì đến hai diễn viên là người Australia là Russell Crowe và Guy Pearce. Ban đầu đoàn làm phim đã phản đối quyết định chọn các diễn viên này vì cho rằng họ không thể diễn tả trọn vẹn các đặc điểm của cảnh sát Los Angeles vì một lý do đơn giản: họ không phải là người Mỹ. Tuy nhiên diễn xuất của hai ngôi sao đã chứng minh lựa chọn ấy hoàn toàn đúng và sau này đã trở thành những cái tên quen thuộc của Hollywood.

L.A. Confidential suýt nữa thì được dựng thành phim truyền hình vì nhà sản xuất David L.Wolper muốn biến nó thành bộ phim truyền hình nhiều tập. Chính kênh truyền hình HBO cũng đã phát triển ý tưởng này. Phim được nhận 7 để cử Oscar năm 1997, trong đó có đề cử Đạo diễn xuất sắc và Phim hay nhất, nhưng cuối cùng lại bị đánh bật bởi đối thủ sừng sỏ thời bấy giờ là Titanic. Tuy nhiên ngôi sao điện ảnh Kim Basinger, người thổi vào bộ phim sự mềm mại ngọt ngào đã giành được giải Oscar 1997 với danh hiệu Diễn viên nữ xuất sắc và có đóng góp không nhỏ vào doanh thu 53 triệu USD của phim.

Cẩm Thúy

Theo Phimanh.vnexpress.net

5. The Fugitive (1993) – Kẻ trốn chạy

Tựa phim: A murdered wife. A one-armed man. An obsessed detective. The chase begins.

Thể loại: Hình sự | Tâm lý | Rùng rợn

Nước sản xuất: USA

Ngày công chiếu: 06/08/1993 (USA)

Richard Kimble đã bị hãm hại và buộc tội giết vợ. Và anh không có một bằng chứng nào bác bỏ giả thuyết này. Trường hợp này chắc chắn đến nỗi tưởng như định mệnh đã an bài, cuộc sống chối bỏ anh.

Anh rơi vào cảnh ngộ không lối thoát. Nhưng một cơ hội tìm lại công bằng tự hé mở khi Kimble trốn thoát khỏi chiếc xe chở tù nhân.

Ngay lúc đó anh cần tìm gặp kẻ đã giết vợ mình. Nhưng anh đã không còn mối liên hệ gì với thế giới này và không thể tin ai được nữa.

Nếu điều đó không đủ cho anh đứng vững trên đôi chân của chính mình thì Samuel Gerard nóng nảy xuất hiện. Cuộc săn đuổi kẻ chạy trốn bắt đầu.

6. The Two Jakes (1990) –

Bối cảnh phim diễn ra tại thành phố Los Angeles vào năm 1948. Jake Gittes là một chuyên gia về điều tra những vụ ngoại tình. Khi một khách hàng tên là Jake Berman yêu cầu Jake Gittes điều tra về việc cô vợ trẻ đang lừa dối mình, cả hai người không ngờ rằng họ đã rơi vào một cái bẫy…

7. Bladerunner (1982) – Kẻ bị truy đuổi

Tựa phim:

Thể loại: Hành động | Viễn tưởng | Rùng rợn

Nước sản xuất: USA | Hong Kong

Ngày công chiếu: 25/06/1982 (USA)

Deckard là một Blade Runner, một cảnh sát của tương lại luôn săn và tiêu diệt những người nhân tạo làm loạn. Anh muốn thoát khỏi lực lượng, nhưng bị buộc phải tham gia lại khi 4 tay “skin jobs”, một kiểu tiếng lóng chỉ người nhân tạo, chiếm đoạt tàu và quay trở lại Trái Đất. Thành phố mà Deckard phải tìm kiếm quá là rộng lớn, lộn xộn, ảm đạm. Bộ phim đặt ra cho chúng ta câu hỏi “ Làm người để làm gì ? “, “ Tại sao cuộc sống lại kì diệu ? “

8.  The Silence of The Lambs (1991) – Sự im lặng của bầy cừu

Có bao giờ bạn phải đối đầu với những nỗi sợ hãi nguyên thủy? Clarice Starling ( Jodie Foster ), một nữ nhân viên FBI đã phải luôn đương đầu với những nỗi sợ hãi của mình: những tiếng kêu của bầy cừu non…

Một cô gái trẻ mất tích và vụ án này có liên quan đến một kẻ giết người hàng loạt, để thỏa mãn cho những ý nghĩ bệnh hoạn của gã. Người duy nhất có thể làm vụ án sáng tỏ là tên tù nhân tâm thần, chuyên ăn thịt người Hannibal Lecter ( Anthony Hopkins ). Cô nhân viên trẻ Clarice được giao nhiệm vụ khai thác thông tin ở Hannibal. Từ đó, cô dần khám phá ra bí mật của những tiếng kêu kì lạ từ đàn cừu mà mình hằng ám ảnh…

Một bộ phim đầy tính nhân bản được thể hiện qua những đoạn đốI thoại của Clarice và Hannibal và ở cái kết khiến người xem phải suy nghĩ rất nhiều…Bộ phim đã đoạt cùng lúc 5 giải Oscar quan trọng: giải phim hay nhất, đạo diễn, biên kịch, nam nữ diễn viên chính xuất sắc nhất. Đây là một thành tích hiếm có trong lịch sử giải Oscar.

Đạo diễn : Jonathan Demme.

Diễn viên : Jodie Foster, Anthony Hopkins, Scott Glenn, Ted Levine, Brooke Smith.

Kịch bản: Thomas Harris

Hãng sản xuất : Metro-Goldwyn-Mayer

Thể loại : Kinh dị

Xếp loại : R

Giải thưởng :

+ Academy Award – 1991

Nam diễn viên xuất sắc – Anthony Hopkins

Nữ diễn viên xuất sắc – Jodie Foster

Đạo diễn xuất sắc – Jonathan Demme

Kịch bản chuyển thể – Ted Tally

+ Quả cầu vàng – 1992

Nữ diễn viên xuất sắc – Jodie Foster

Theo Light (c) www.yxine.com

9. Fallen 1998

Đạo diễn: Gregory Hoblit

Kịch bản: Nicholas Kazan (written by)

Đánh giá: 6,7/10

Sản xuất và phát hành:

* Atlas Entertainment

* Turner Pictures (I)

* Warner Bros. Pictures

Dài: 123 phút

*Nội dung chính: Câu chuyện bắt đầu bằng việc hành hình tên sát nhân hàng loạt Edgar Reese và người tóm được hắn là thám tử John Hobbes. Mọi việc tưởng chừng như dừng lại tại đây nếu không có hàng loạt vụ giết người khác lại xảy ra và cách phạm tội lại giống như Edgar Reese và lần này Hobbes lại bị cuốn vào. Càng đi sâu vào vụ án, anh càng phát hiện ra những điều bí ẩn liên quan đến sự hiện diện 1 con quỷ bất tử có trong kinh thánh của người Syri.

*Các diễn viên chính:

Denzel Washington …. Det. John Hobbes

John Goodman …. Det. Jonesy

Donald Sutherland …. Lt. Stanton

Embeth Davidtz …. Gretta Milano

James Gandolfini …. Det. Lou

Elias Koteas …. Edgar Reese

Gabriel Casseus …. Art Hobbes

Michael J. Pagan …. Sam Hobbes

Tony Michael Donnelly …. Toby

10. The Big Sleep (1946)

Một người đàn ông giàu có thuê thám tử tư Philip Marlowe (Humphrey Bogart) để điều tra về những lá thư tống tiền thường được gửi cho cô con gái của mình, nhưng ý định thực sự của ông ta có liên quan đến một người bạn bị mất tích. Thêm vào đó, Marlowe lại bị hút hồn bởi Vivian (Lauren Bacall) – một cô con gái khác của người đàn ông, và chẳng bao lâu sau nhận thấy mình mắc vào một mạng lưới rắc rối…

Đạo diễn : Howard Hawks.

Diễn viên : Humphrey Bogart, Lauren Bacall, John Ridgely, Louis Jean Heydt, Elisha Cook Jr., Regis Toomey, Sonia Darrin, Bob Steele….

Kịch bản: William Faulkner, Jules Furthman & Leigh Brackett

Hãng sản xuất : Warner Bros.

Thể loại : Hình sự

Xếp loại : G

Giải thưởng :

Chưa có

Độ dài: 114 phút

Facebook
Twitter
LinkedIn
Telegram
Pinterest

Tham khảo thêm

Dịch vụ thám tử