Nếu con bạn là dân nghiền Internet hoặc là “nô lệ” của thế giới game ảo, hoặc một blogger chuyên nghiệp thì rất có thể cũng sẽ là nạn nhân của côn đồ “ảo”.

Biết được mật khẩu của tài khoản trang web xã hội con bạn đang sử dụng, blog, hoặc trò chơi điện tử, thì những bí mật riêng tư rất có thể sẽ bị phơi bày ra toàn bộ xã hội, điều này sẽ khiến con mình trở thành nạn nhân không thể thoát của những trò côn đồ, bạo lực từ thế giới ảo.

Trước hết phải hiểu thế nào là côn đồ “ảo” (Cyberbullying). Đây là một hành vi sử dụng các phương tiện điện tử trực tuyến như thư điện tử, tin nhắn, blog, website để đưa ra những thông tin, hình ảnh, âm thanh bài khích, xúc phạm một đối tượng nào đó với mục đích tấn công, quấy rối hoặc tống tiền đối tượng đó.

Spam thư rác cũng là một hình thức côn đồ “ảo” cần bị loại bỏ.

Khi con bạn trở thành nạn nhân của những trò côn đồ “ảo”, trẻ rất dễ bị trầm cảm, lo lắng đến mất ăn mất ngủ, học hành chểnh mảng, không dám giao lưu xã hội, đi chơi với bạn bè thậm chí còn lấy trộm tiền hoặc đồ của nhà đem đi mà bố mẹ không hề hay biết.

Khác với mọi ngày, tối hôm đó chị Tâm thấy con cứ vùi đầu vào quyển sách, nhưng hình như không đọc một chữ nào, lúc sau thấy điện thoại có tin nhắn, con bé giật mình chộp lấy chiếc điện thoại, đọc xong tin liền mở ngay máy tính và vào mạng. Chị lén đứng đằng sau tấm rèm xem thì giật mình thấy trên màn hình toàn dòng nhắn khiêu khích: “chuyện của mày sẽ hot nhất đấy, đầu tuần mới toàn trường sẽ có tin thật sốc”, kèm theo đó là những hình ảnh sexy đang nhảy múa.

Chị bàng hoàng vì sao con mình lại bị bạn bè trêu trọc như vậy, và chị đã chủ tâm nhẹ nhàng nói chuyện với con. Con chị đã thú nhận chat với một cậu học trò cùng lớp, qua webcam đã “lộ hàng” cho cậu ấy xem, không ngờ chuyện “bí mật” tày trời đó lan rộng ra một nhóm bạn khác, và con chị đã bị “khủng bố”.

Đó chỉ là một trong những vấn nạn mà hiện nay trẻ ở độ tuổi “tin tin” nhiễm phải. Khi bí mật riêng tư hoặc tài khoảng trang web riêng bị đánh cắp thì trẻ sẽ trở thành nạn nhân trung tâm của những đối tượng côn đồ “ảo”. Có nhiều đối tượng sau khi bị tấn công kiểu này đã không chịu đựng được và tự tử như trường hợp cô bé Megan Meier, 13 tuổi ở Bắc Mỹ.

Điều đáng nghi ngại nhất ở đây là các hành động côn đồ “ảo” thường rất khó tìm ra thủ phạm, vì khi đã bước chân vào thế giới ảo, danh tính thật, độ tuổi, trình độ học vấn… không bao giờ được tiết lộ.

Hiện nay môi trường Internet rất phức tạp, cái đẹp cái tốt luôn đi kèm những cái xấu cái tiêu cực. Không phải thấy con chăm chỉ ngồi vi tính, vào mạng thường xuyên tìm thông tin cũng là tốt cho con, những thông tin xấu thường len lỏi ngay cả trong những trang chính thống. Muốn con không trở thành nạn nhân của những thói xấu qua mạng ảo, mẹ hãy là người biết tìm hiểu và học hỏi về công nghệ và thông tin.

Spam thư rác cũng là một hình thức côn đồ “ảo” cần bị loại bỏ.

Trẻ cần được giới hạn về sử dụng những trang web tốt phục vụ cho học tập.

Mẹ nên tìm hiểu một số trang web xã hội “ăn khách” hiện nay như Facebook, Multiply, Yahoo 360 plus, MySpace… để biết những gì là tốt là cần cho con. Nên hạn chế những trò chơi điện tử gây tốn kém thời gian và tiền bạc. Dạy con những vấn đề giới tính, sự kín đáo, và không cho phép con chát “sex” với bạn bè. Khuyên con nên hạn chế đưa các thông tin riêng tư, cá nhân lên các trang web xã hội, vì những trang này có sự quản lý lỏng lẻo, số lượng người truy cập đông đúc và nguy cơ bị tấn công “ảo” rất nhiều.

Sau khi đã tìm hiểu hãy quy ước một số trang web trẻ được vào hoặc không được vào. Chỉ được dùng Internet với mục đích học tập, giao lưu với những bạn bè thân thiết hoặc người thân trong gia đình để duy trì mối quan hệ, khi vào một trang web mới hoặc quen biết một bạn mới phải được sự đồng ý của bố mẹ. Bố mẹ cũng nên thường xuyên thăm dò và hỏi ý kiến của con, chia sẻ cùng con về những vấn đề mới trên Internet để từ đó có thể có giải pháp kiểm soát con mình được an toàn hơn.
Bích Ngân (EVA.VN)

Thám tử VDT

Facebook
Twitter
LinkedIn
Telegram
Pinterest

Tham khảo thêm

Dịch vụ thám tử