Tham tu VDT Sai Gon – Chồng chị bị tai nạn rồi bại liệt nằm một chỗ. Trong khốn khó, anh chị vẫn có với nhau ba đứa con khỏe mạnh. Gia đình chồng ngờ vực vì… thấy chị hay ra thành phố, cứ sáng đi tối về.

Nghe ADN “kể chuyện”

Tại đây khách hàng được yêu cầu lấy một đến hai trong các loại mẫu thử sau: máu khô, tế bào má, nước súc miệng, cuống rốn, móng tay và móng chân. Sau thời gian xét nghiệm từ một đến ba tuần là có kết quả. Kinh phí cho dịch vụ xác định quan hệ huyết thống này từ 2-7 triệu đồng (tùy theo yêu cầu nhanh hay chậm của khách hàng và độ phức tạp của ca thử).

Khi đối diện với sự thật đã được khoa học chứng minh, kiểm định, có nhiều người sung sướng vì đã được giải oan, song cũng không ít người phải ngậm ngùi rơi nước mắt hoặc hét lên vì tình yêu bị phản bội, lòng tin của mình đã đặt nhầm chỗ.

Một người đàn ông chừng 60 tuổi, đưa cả vợ và con trai hơn 30 tuổi đến trung tâm lấy mẫu thử với mục đích: xét nghiệm xem “có phải đúng là con mình hay không”. Đó là “màn kết” cho cảnh đời đáng thương tâm của đôi vợ chồng già trong suốt gần 30 năm trời đi tìm đứa con trai duy nhất bị thất lạc từ bé.

Cho đến một ngày con trai tìm được đường về nhà nhưng ngặt nỗi: con chỉ nhận ra mẹ chứ không nhớ bố. Ông buồn, day dứt với câu hỏi: “Hay nó là con riêng của bà ấy?”. Đến khi tự tay mình cầm tờ giấy báo kết quả xét nghiệm, ông mới thở phào nhẹ nhõm và cảm thấy hạnh phúc, may mắn vì gần cuối đời cha mẹ và con được sum họp.

Hoặc từ Quảng Bình, một gia đình kéo nhau ra tận trung tâm để “giải mã” xem đứa con của một cô gái trẻ có chung huyết thống với người đàn ông 65 tuổi khá giả đang làm chủ gia tài này không. Khi sự thật được hiển thị thì cả nhà mới vỡ lẽ: cô gái kia “thấy người sang bắt quàng làm họ”.

Theo giám đốc trung tâm, khách hàng làm đủ nghề nghiệp như công nhân, lái xe, viên chức, cán bộ, nông dân…; đủ lứa tuổi; đa số tìm người cha đích thực cho con. Đã có trường hợp một cô bé 16 tuổi, bí mật lấy mẫu thử từ bố mẹ mình và “đập vỡ con heo đất” để lấy tiền đến trung tâm. Khi nhân viên tư vấn hỏi ra mới biết là hằng ngày em rất tủi thân vì có người đồn đại: “Mày không phải là con của ông T. bà H.”.

Ngược lại, một ông cụ 80 tuổi đã khổ sở vì “liệu mình có phải là ông nội” của đứa trẻ chỉ mới vài tháng tuổi mà đứa con trai chưa cưới hỏi gì đã dẫn cả mẹ con về giới thiệu ông bà. Kết quả giám định đúng như ông nghi ngờ.

Thì ra anh con trai vì yêu mà nhận con riêng người yêu làm con mình. Trong những trường hợp như thế, đích thân bà giám đốc phải vào cuộc với vai trò là người tư vấn bất đắc dĩ, mong góp một vài định hướng cho cách giải quyết sao cho ổn thỏa, trên cơ sở: có tình yêu thật sự hay không.

Những con số biết nói

Từ đầu năm 2005 đến nay, dịch vụ giám định ADN đã giải quyết cho hơn 700 trường hợp có nhu cầu. Thủ tục của người đề nghị xét nghiệm đơn giản nhưng chặt chẽ, gồm: họ tên; một chứng minh thư hoặc hộ chiếu. Những thông tin cá nhân được đảm bảo giữ bí mật. Kết quả xét nghiệm được chuyển trực tiếp cho người ký đơn, không trả lời qua điện thoại. Bà Nguyễn Thị Nga, giám đốc trung tâm, cho biết: “Có người với mục đích riêng nào đó, đưa tiền mong thay đổi kết quả giám định. “Dứt khoát không”, đó là câu trả lời của tôi”.

Theo thống kê của trung tâm, trong năm 2005 có 15% trường hợp nghi ngờ không cùng huyết thống là đúng, còn 85% trường hợp được minh oan. Riêng bốn tháng đầu năm 2006, tỉ lệ đó là 20/80.

Một chị nói thẳng tuột với trung tâm: “Đến để xác định xem là con của chồng hay là dòng giống của… bồ”. Nhưng đa số nếu không đến đây, có lẽ còn chịu tiếng oan không biết đến bao giờ. Chị Th., ngoại thành Hà Nội, một người đã bao năm “ngậm bồ hòn làm ngọt” để thương chồng, nhẫn nại nuôi con.

Chồng chị bị tai nạn rồi bại liệt nằm một chỗ. Trong khốn khó, anh chị vẫn có với nhau ba đứa con khỏe mạnh. Gia đình chồng ngờ vực vì… thấy chị hay ra thành phố, cứ sáng đi tối về. Khi đã rõ, chị thanh thản tâm sự: “Bây giờ mình có thể thoải mái tiếp tục làm cửu vạn lo cho chồng con”.

Theo Tuổi Trẻ
Van phong tham tu tu Sai Gon
Facebook
Twitter
LinkedIn
Telegram
Pinterest

Tham khảo thêm

Dịch vụ thám tử