Thời gian gần đây rất nhiều người bị kẻ xấu nhắn tin đe dọa tính mạng, vu khống bôi nhọ danh dự nhân phẩm… khiến cuộc sống của họ bị đảo lộn, trong khi cơ quan chức năng chưa có chế tài đủ mạnh cho tình trạng này.

Năm 2006, Yahoo đưa ra dịch vụ mới cho phép người dùng Yahoo Messenger (Y.M) có thể gửi các tin nhắn từ phần mềm chat Y.M đến các thuê bao điện thoại di động (ĐTDĐ). Với hình thức này, cuối năm 2008 đến đầu 2009, một số kẻ xấu đã mạo danh chương trình “Quỹ vì người nghèo” do VTV tổ chức, gửi tin nhắn đến các nhà hảo tâm thông báo trúng thưởng, trong đó không quên yêu cầu thuê bao phải nhắn tin phúc đáp xác nhận. Cứ mỗi tin nhắn phúc đáp, thuê bao sẽ bị trừ 15 ngàn đồng trong tài khoản. Với thủ đoạn lừa đảo khá tinh vi này, 2 thanh niên ở Nghệ An đã “làm mưa làm gió” gây xôn xao dư luận trước khi bị sa lưới pháp luật vào đầu năm 2009.

Nhưng kiểu “lừa tiền” nói trên dù sao cũng còn “dễ thở” hơn việc nhắn tin khủng bố tinh thần người khác.

Mới đây, tổng giám đốc một công ty địa ốc có tiếng ở TP.HCM bất ngờ nhận được một tin nhắn của con trai với nội dung xúc phạm nghiêm trọng. Cha nghi con, con nghi cha… khiến gia đình vị tổng giám đốc xào xáo, không thể tập trung kinh doanh. Sau nhiều ngày cất công tìm hiểu, vị tổng giám đốc trên mới phát hiện tin nhắn có nội dung xúc phạm trên là do đối thủ cạnh tranh giả mạo con trai ông nhắn đến…

Nghiêm trọng hơn, kẻ xấu còn nhắn tin đến cơ quan chức năng cung cấp thông tin thất thiệt gây mất an ninh trật tự xã hội. Theo một chuyên gia an ninh mạng, hầu hết tin nhắn trên khi nhắn đến thuê bao thường xuất hiện các số điện thoại cố định như: 048269050…, 8269050… Mặc dù số điện thoại này (số trung kế – số thuê bao điện thoại gắn vào internet) của một số cơ quan, đơn vị quản lý nhưng bản thân đơn vị này cũng không thể xác định được người nhắn tin, nên gây khó khăn cho cơ quan công an khi vào cuộc điều tra “lai lịch” các tin nhắn khủng bố. Thêm vào đó, thời gian nhắn tin tới được thuê bao cũng khá bất thường, có lúc 1 phút, có lúc 30 phút…

“Nếu trường hợp sau 30 phút tin nhắn mới đến thuê bao thì khó truy bắt được đối tượng gây án. Bởi vì, IP thường xuyên có người truy cập vào, có khi sau 1 phút đã có thể không xác định được người truy cập chứ đừng nói đến 30 phút…”, ông T., một chuyên gia tạo phần mềm, phân tích.

Đòi chém phóng viên

Trong khi đó, từ khi các mạng ĐTDĐ đua nhau khuyến mãi sim (trả trước), nhiều kẻ xấu đã lợi dụng việc quản lý lỏng lẻo của cơ quan chức năng, dùng số điện thoại khuyến mãi nhắn tin khủng bố đến thuê bao khác.

Điển hình, từ 18 giờ 18 phút đến 21 giờ 26 phút ngày 10.9, ĐTDĐ của PV N. (Báo Thanh Niên) liên tục nhận 7 tin nhắn từ số máy 01223764379 với nội dung: “E thang kia may se bi chem nhe tao bao cho may ro…”. Đáng nói, đây không phải là lần đầu tiên PV N. nhận được tin đe dọa, mà trước đó vào ngày 14.8 hàng chục tin nhắn với nội dung đe dọa chém giết, lăng mạ từ các số máy 01254755138, 01284322451… cũng “đổ” vào điện thoại cá nhân của PV này. Theo PV N., tính từ giữa tháng 8 đến giữa tháng 9.2009, anh nhận được tổng cộng 48 tin nhắn cùng hàng chục cuộc điện thoại với nội dung như trên.

Một trường hợp khác là anh N.N.H, giám đốc một công ty điện lạnh ở Q.Bình Thạnh. Cách đây không lâu, ĐTDĐ của anh H. nhận được nhiều tin từ số máy 01284913869 với lời lẽ nhục mạ, đe dọa… kiểu: “Tao mà tìm được mày là tao sẽ cắt cổ mày như cắt cổ gà”.

“Cứ vào giữa đêm khuya cả gia đình tôi đang ngủ say, họ lại gọi điện thoại, nhắn tin đến đe dọa giết chết cả nhà. Có lần, họ gọi đến báo người thân của gia đình tôi bị tai nạn giao thông làm xáo trộn sinh hoạt cả gia đình. Thời gian này, tôi thường xuyên phải nghỉ làm để đưa 2 đứa con đi học cho an toàn. Tôi nghĩ có thể đối tác làm ăn của tôi gây ra vụ việc trên”, anh H. chưa hết lo sợ.

Lỗ hổng từ… cửa hàng bán sim!

Tình trạng nhắn tin khủng bố không phải mới xuất hiện và có xu hướng ngày càng trở nên nghiêm trọng, dù không ít vụ các cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra.

“Sở thích” quái dị Cách đây khoảng 1 tháng, ĐTDĐ của chị L. (doanh nhân ở Q.6) liên tục bị một công nhân ở KCN gọi đến. Ngày cũng như đêm, ĐTDĐ của chị L. thường xuyên bị bận máy khiến chị không thể gọi cho đối tác làm ăn và ngược lại. Chị L. bức xúc gửi đơn phản ánh đến tòa soạn Báo Thanh Niên. Khi PV Thanh Niên gọi vào số máy gọi đến điện thoại của chị L. thì đầu dây bên kia thản nhiên trả lời “vì thích bài hát nhạc chờ trong điện thoại đó nên gọi đến để nghe nhạc…” (!)Chưa hết, trong thực tế có nhiều trường hợp kẻ xấu còn gọi điện thoại đến thuê bao khác chọc ghẹo, quậy phá… rồi ghi âm lại cuộc gọi tung lên mạng làm ảnh hưởng đến uy tín, cuộc sống của nạn nhân.Trung tá  Nguyễn Ngọc Mỹ, Đội trưởng Đội 2, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC14) Công an TP.HCM, nhìn nhận: “Thời gian gần đây, chúng tôi tiếp nhận hàng chục trình báo, đơn của nạn nhân bị kẻ xấu nhắn tin bằng ĐTDĐ đe dọa. Điều đáng nói, sau khi trinh sát tiến hành điều tra xác minh thì các cửa hàng bán sim đều không lưu giữ giấy tờ (CMND… – PV) của người mua sim theo quy định nên gây khó khăn cho việc xác định thủ phạm nhắn tin”. Trên thực tế, ngay cả trường hợp xác định được người mua sim có số điện thoại nhắn tin khủng bố người khác thì cũng khó có thể xử lý vì có muôn vàn lý do như “mất điện thoại”, “mất sim” sau khi mua…

Còn hầu hết các trường hợp cố ý mua sim khuyến mãi để thực hiện ý đồ xấu, sau khi “hoàn thành sứ mạng” thì họ phi tang sim và cơ quan chức năng… “bó tay”. “Rất nhiều vụ cơ quan chức năng vào cuộc cũng chỉ có thể truy ra chủ cửa hàng bán sim và xử phạt hành chính, còn đối tượng gây án thì lọt lưới pháp luật”, một cán bộ công an cho biết.

Tương tự, với tin nhắn qua Y.M, bên cạnh việc khó xác định được người truy cập IP, theo một cán bộ Công an TP.HCM, rất nhiều tin nhắn qua Y.M không thể hiện “nguồn” xuất xứ nên cũng không dễ gì truy tìm thủ phạm nhắn tin xấu.

Trong khi đó, theo một lãnh đạo PC14, Công an TP.HCM, về hành chính quy định “mạnh nhất” để xử lý tin nhắn khủng bố là báo cho đơn vị quản lý mạng điện thoại ngưng hoạt động của thuê bao nhắn tin khủng bố. “Đối với loại án trên, cơ quan CSĐT thường gặp khó khăn trong quá trình tố tụng. Hầu hết, các vụ nhắn tin khủng bố mà người dân tố cáo chỉ dừng lại mức độ đe dọa chứ chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng. Trong khi đó, để buộc tội, luật yêu cầu phải có yếu tố gây hậu quả nghiêm trọng. Vì thế mới có trường hợp một lãnh đạo ngân hàng ở TP.HCM bị nhắn tin khủng bố, dù xác định được người nhắn, cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án… nhưng cuối cùng vẫn không xử lý được”, vị cán bộ này phân tích.

Theo Thanhnien

DỊCH VỤ THÁM TỬ VDT

Khủng bố cán bộ Trong lúc Quảng Ninh đồng loạt triển khai kế hoạch truy quét than lậu trên toàn địa bàn tỉnh, ngày 14.4.2008, ông Hưng nhận được tin nhắn của “cai than” ở Hòn Gai đe dọa thuê “giang hồ” Cẩm Phả theo dõi và lên kế hoạch ám sát…Tương tự, ông Ngô Văn Tùng, Đội trưởng Đội QLTT 5B (TP.HCM), khi giữ chức đội trưởng đã lên kế hoạch tập trung đẩy mạnh công tác phòng chống hàng ngoại nhập lậu như thuốc lá điếu, phụ tùng xe, mỹ phẩm… cũng bị nhắn tin đe dọa là phải từ bỏ ý định bắt hàng lậu để đổi lấy tính mạng cá nhân và người thân. Trước đó, trong hai ngày 10 – 11.7.2008, khi đang bầu chức Phó chủ tịch huyện, ông N.V.H, ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy một huyện của Hải Phòng, liên tục nhận 70 tin nhắn từ 9 số điện thoại và mạng Y.M với những lời lẽ thô tục, đòi lấy mạng, kiểu “mày thích chơi với ông à?”, “mày hãy liệu hồn, tao sẽ cho mày tiêu đời”, “tao sẽ tặng biếu mày khoảng 30 quả bom”… Năm 2004, trước ngày cuộc “đại phẫu” ở CLB bóng đá SLNA diễn ra, ông Nguyễn Hoàng Thụ, Giám đốc Sở TDTT Nghệ An, cũng nhận được tin nhắn từ số điện thoại 0912917… với nội dung: “Ông nghĩ có thể cải tổ được SLNA à? Hậu quả sẽ rất lớn. Ông sẽ mất chức giám đốc sở, còn con ông thì…”.

Tất cả những trường hợp trên cơ quan chức năng đều vào cuộc điều tra nhưng không tìm ra thủ phạm.

Facebook
Twitter
LinkedIn
Telegram
Pinterest

Tham khảo thêm

Dịch vụ thám tử