Thám tử tư VDT – Cần một hành lang pháp lý rõ ràng

(Cong ty tham tu VDT)

Công ty thám tử tư VDT (PL&XH) – Kết quả thám tử cho biết khiến gia đình anh An thở phào. Chả là cô bé đang “kết” cậu bạn cùng lớp, nên tâm tính thay đổi. Sau khi được bố mẹ tâm sự cởi mở, cô bé đã thổ lộ “chuyện riêng” và hứa sẽ quyết tâm thi đỗ đại học.

Thám tử tư VDT – Nhu cầu thực tế

Có cô con gái “rượu” vốn ngoan hiền chuẩn bị thi đại học mà gần đây chểnh mảng học hành, buồn vui thất thường và có vẻ xa cách bố mẹ, vợ chồng anh An quyết định phải tìm ra ngọn nguồn sự việc trước khi quá muộn. Ngặt nỗi, anh thường xuyên phải đi công tác, còn chị vừa tất bật với công việc ở cơ quan, chăm cậu con nhỏ, lại thêm mẹ chồng ốm yếu liên tục nên thời gian để “theo dõi” con gái quá khó. Họ quyết định thuê thám tử tư. Một hợp đồng với mức phí 15 triệu được ký nhanh chóng sau đó.

Kết quả thám tử cho biết khiến gia đình anh An thở phào. Chả là cô bé đang “kết” cậu bạn cùng lớp, nên tâm tính thay đổi. Sau khi được bố mẹ tâm sự cởi mở, cô bé đã thổ lộ “chuyện riêng” và hứa sẽ quyết tâm thi đỗ đại học.


Đây chỉ là một trong hàng trăm nhu cầu cung cấp thông tin hiện nay mà dịch vụ thám tử tư sẵn sàng đáp ứng. Chỉ cần vào trang tìm kiếm google.com và gõ từ “thám tử tư” hay “dịch vụ thám tử”, sẽ có hàng loạt website quảng cáo sinh động về dịch vụ này.

Thực ra, dịch vụ tìm hiểu, cung cấp thông tin là nhu cầu tất yếu của đời sống. Theo thám tử M.L thì nhu cầu sử dụng dịch vụ thám tử tư trong xã hội càng ngày càng nhiều. Nếu như trước đây chỉ những người có điều kiện kinh tế khá mới dám nhờ thám tử thì hiện nay ở một số thành phố lớn, nhất là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, việc sử dụng dịch vụ thám tử khi cần tìm hiểu thông tin đang trở nên phổ biến, với các yêu cầu ngày càng phong phú. Trước đây, phần lớn là nhu cầu tìm hiểu những vấn đề liên quan đến quan hệ gia đình như tìm hiểu về các mối quan hệ đáng ngờ của vợ chồng, con cái, tìm kiếm người già lạc đường, con trẻ bỏ nhà đi… thì hiện nay có thêm nhiều nhu cầu như: Cung cấp thông tin phục vụ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp, chống hàng giả, hàng nhái, tìm hiểu về đối tác trước khi quyết định hợp tác làm ăn, tìm hiểu tài sản của con nợ để dễ đòi, và gần đây nhất là nhu cầu của giới trẻ muốn tìm hiểu kỹ hơn về “nửa kia” trước khi tiến tới hôn nhân.
Hoạt động “chui” và “bán công khai”…

Pháp luật hiện hành qui định điều tra là thẩm quyền của cơ quan Nhà nước. Điều này là hết sức cần thiết bởi việc “điều tra tư” – thám tử tư là dịch vụ cực kỳ nhạy cảm. Chỉ cần hơi “quá đà”, rất có thể các thám tử tư sẽ vướng vào các qui định cấm như xâm phạm bí mật đời tư, quyền công dân, bí mật kinh doanh… và gây nên nhiều hệ lụy. Cũng có lẽ vì vậy nên sau khi một vài doanh nghiệp (tính trong cả nước) được cấp phép hoạt động “điều tra và bảo vệ”, “cung cấp thông tin”, thì các cơ quan chức năng đã “siết” lại việc thành lập các doanh nghiệp kinh doanh loại hình dịch vụ này. Còn theo Nghị định số 52/2008/NĐ-CP về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ thì doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ và nhân viên của các doanh nghiệp này bị cấm tiến hành các hoạt động vũ trang, hoạt động điều tra, thám tử tư dưới mọi hình thức.

Tại Hà Nội, theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện có hai doanh nghiệp là Cty TNHH dịch vụ cung cấp thông tin và thương mại Việt – Thám tử tư VDT ( www.thamtutu.com.vn ) và Cty điều tra và bảo vệ V là chính thức được cấp phép hoạt động. Nhưng trên thực tế, theo một thám tử thì hiện Hà Nội phải có khoảng vài chục văn phòng, nhóm thám tử tư đang hoạt động dịch vụ thám tử như H.N, T.Đ, Đ.Đ, S.G, T.N, L.G, B.T… Tuy nhiên, do không được cấp phép nên hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này hoặc hành nghề chui, hoặc “lách” luật bằng cách đăng ký kinh doanh ngành nghề “dịch vụ cung cấp thông tin dân sự” (thực tế muốn có thông tin để cung cấp thì phải tìm kiếm, thu thập, cũng chính là hoạt động “thám tử”). Riêng trên các website, họ công khai quảng cáo dịch vụ thám tử.

Thực tế cho thấy, xã hội có nhu cầu thật sự về dịch vụ thám tử và nhiều nước xem đây là một nghề chân chính. Còn tại Việt Nam, do thiếu một hành lang pháp lý “rõ ràng” nên hoạt động thám tử tư phát triển theo kiểu tự phát. Đã có không ít chuyện “dở khóc, dở cười” từ dịch vụ thám tử như thám tử ăn cả “hai mang” khi tìm hiểu được thông tin ông chồng ngoại tình thì vừa lấy thù lao từ bà vợ, lại sử dụng thông tin có được để tống tiền ông chồng. Tương tự là có được thông tin từ đối tác kinh doanh cũng vừa “bán” lấy tiền, vừa quay lại tống tiền doanh nghiệp…

Thực tế cũng cho thấy ngày càng nhiều tổ chức, cá nhân hành nghề thám tử theo kiểu “bán công khai” với nguồn lợi nhuận thu được không nhỏ mà không phải chịu một khoản thuế nào. Theo nhiều “người trong cuộc” thì đây là dịch vụ đang hái ra tiền. Thực tiễn này bộc lộ nhiều điểm đáng bàn. Không được cấp phép, đồng nghĩa với việc không có sự kiểm tra, quản lý của cơ quan chức năng nhưng dịch vụ thám tử vẫn tồn tại, thậm chí là “sống khỏe”, nghĩa là rất khó cấm trên thực tế. Vấn đề đặt ra là xử lý như thế nào với thực trạng này?

Luật sư – Cần một hành lang pháp lý rõ ràng!

Nhìn nhận một cách toàn diện thì ngoài một số vụ việc “lình xình” vi phạm pháp luật, dịch vụ thám tử cũng đã giúp nhiều người dân, doanh nghiệp biết cụ thể vấn đề cần tìm hiểu và có biện pháp giải quyết phù hợp. Nhờ dịch vụ thám tử, nhiều người đã tìm lại được người thân bị lưu lạc; nhờ thông tin chính xác về tình trạng tài chính của đối tác mà không ít doanh nghiệp tránh được rủi ro, lừa đảo trong kinh doanh… Hiện, không ít Văn phòng luật sư, Cty luật làm dịch vụ đại diện quyền sở hữu trí tuệ hiện nay đã được các tập đoàn kinh tế ký hợp đồng dài hạn để cung cấp thông tin, xác nhận bằng chứng làm giả, làm nhái sản phẩm của họ.

Từ thực tiễn nhiều năm hành nghề, luật sư Nguyễn Thị Hằng Nga (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng sử dụng dịch vụ thám tử là nhu cầu của xã hội nên được pháp luật thừa nhận. Nói như thế không có nghĩa là cho phép thám tử tư được tham gia điều tra, cung cấp thông tin trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, mà chỉ trong một số lĩnh vực nhất định, theo một hành lang pháp lý phù hợp, cụ thể và chặt chẽ như bảo mật, sử dụng thông tin như thế nào, thám tử được sử dụng biện pháp nghiệp vụ gì để thu thập thông tin… Cũng theo luật sư Nga, nên cho phép và cấp phép để hoạt động thám tử “danh chính ngôn thuận”. Như vậy, Nhà nước vừa quản lý, kiểm soát được một loại dịch vụ nhạy cảm, không mất một nguồn thuế cho ngân sách, mà người dân, doanh nghiệp cũng được thụ hưởng dịch vụ tốt hơn do thám tử được đào tạo “công khai”.

Thám tử là một nghề nhạy cảm bởi khi hành nghề, có được những thông tin “thâm cung bí sử” mà nếu tiết lộ cho người khác biết, thường họ sẽ có một khoản lợi nhuận. Ngay các cơ quan điều tra của Nhà nước với bộ máy giám sát thật nghiêm ngặt cũng không tránh khỏi vi phạm nên nếu các “điều tra viên tư” không làm đúng nhiệm vụ mà lợi dụng việc thu thập thông tin để thực hiện các hành vi sai trái thì sẽ gây ra hậu quả khôn lường. Do đó, đòi hỏi người theo nghề không chỉ có nghiệp vụ, mà còn phải có đạo đức, cái tâm với nghề – đó cũng là một trong những yếu tố để nghề thám tử sớm có một hành lang pháp lý rõ ràng!

Phương Thảo

Văn phòng thám tử VDT – Thám tử tư VDT

Facebook
Twitter
LinkedIn
Telegram
Pinterest

Tham khảo thêm

Dịch vụ thám tử