I, Chạm trán.
Chuyện xảy ra đã hơn mười năm, nó bắt đầu vào những ngày cuối năm 1996 và diễn ra cho đến những ngày cuối cùng của thế kỉ 20. Nay đã là dĩ vãng, nhưng thời gian 10 năm chỉ là một lớp bụi mờ không thể che kín những đám mây u ám, những bi kịch buồn đau và cả những kỉ niệm không thể nào quên. Với riêng tôi, nó chỉ như vừa mới hôm qua. Hồi đó, Biên Hòa là một trong những bến cảng sầm uất nhất Đông Nam Á. Cách Sài Gòn 120km về phía đông bắc, bến cảng mà mỗi ngày hàng trăm tàu thuyền lớn nhỏ từ Đông Á, Châu Phi và Trung Đông tấp nập ghé qua. Nơi đây đã từng xảy ra hàng chục vụ cướp biển hết sức táo tợn và đẫm máu. Nạn nhân là những chủ tàu giàu có đến từ các vùng đất xa xôi. Điều kì lạ nhất thủ phạm chỉ gần 10 tên mang các loại quốc tịch khác nhau và một con tàu bí ẩn. Nó thoắt ẩn thoắt hiện và biến mất ngay trước mặt cảnh sát như một sự thách thức ma quái. Câu chuyện li kì hơn khi cùng thời gian đó một nạn nhân bão biển đã chết bỗng dưng lởn vởn ngoài khơi làm hoang mang những người người đi biển. Những sự kiện ma quái và tai họa liên tục giáng xuống làm điên đảo các nhà điều tra và thách đó hết mọi lực lượng chức năng đương thời. Với mọi nỗ lực phi thường của các nhà chức trách, vụ án không lâu sau đó được phá. Bức màn bí ẩn đã bị xé tan chỉ sau 3 tuần, mà người có công đầu là ba chú bé dân chài gần đó.
Cách cảng không xa là làng Ba Roi nhếch nhác. Những nóc nhà thấp lè tè được dựng bằng đá vôi không vữa và phủ lên những lớp tôn hoen rỉ. Những ngôi nhà xen kẽ với những khóm cây bụi khẳng khiu ẩn mình trong những dãy đá vôi cằn cỗi ăn ra biển. Từ ngoài khơi nhìn vào, nó hiện lên như một bức tranh thiên nhiên xám ngắt buồn bã. Tổ tiên họ đã đến đây sinh sống bằng nghề chài lưới từ hàng trăm năm nay. Cuộc sống bình yên, êm ả như thủa nguyên sơ vốn có. Làng tách hẳn với xã hội bên ngoài. Những phố xá ồn ào và cuộc sống phồn hoa đất cảng hoàn toàn bị đánh bật trở ra bởi như bức tường vô hình và đanh thép.
Bển và Hên là hai anh em ruột, nhà xóm chài. Cũng như bao đám thanh thiếu niên trong làng, học hết lớp 9 chúng nghỉ hẳn để phụ giúp bố mẹ ra biển đánh cá. Mỗi chuyến đi là 1 tuần hoặc 5 ngày tùy thời tiết. Dạo này cá hiếm thuyền phải ra xa bờ hơn, dĩ nhiên chuyến đi kéo dài và rủi ro cũng thế mà nhiều hơn. Mỗi khi có bão, họ không thể ra khơi. Đó là thời gian quý báu nhất để chúng ngủ, chơi, và làm những việc họ từng ấp ủ trong những ngày tháng ngắn ngủi trên ghế nhà trường.
Hôm nay là ngày thứ 3, thùng cá vẫn rỗng không. Chúng liên tưởng ngay chuyến đi còn dài . Đến chiều, bỗng có tin bão xa đang đến gần. Liên tiếp các tín hiệu thúc giục họ tìm nơi tránh bão. Không phí thời gian, Bển và Hên lập tức quay con thuyền rỗng vào bờ. Con thuyền gỗ gắn máy chạy rẽ nước. Xa xa lác đác vài con thuyền của hàng xóm cũng hối hả hướng vào bờ. Nếu chạy nhanh cũng 2 ngày nữa mới tới. Lần nào cũng vậy, cứ có tin là chạy. Kẻo lại không như cha của chúng nó, chủ quan khinh trời, để rồi chẳng bao giờ về được nữa. Ông để lại người vợ ốm yếu và hai đứa con. Bển 16 tuổi với đứa em gái cũng mới tròn 9. Nhưng từ hai năm nay nó đã là chỗ dựa cho cả gia đình.
Mây đen thi nhau đổ về, bỗng chốc bầu trời bị lấp kín và thu hẹp như muốn sụp xuống bủa vây lấy chúng. Đang giữa trưa mà nhìn không rõ mặt người. Đứa em gái ngồi thu lu ở mũi thuyền mà Bển ngó mãi mới thấy một vệt lờ mờ. Hình như nó đang sợ, rất sợ. Nó sợ thủy quái nổi lên hỏi tội. Với người lớn, trẻ con luôn mang tội lỗi đầy mình. Mỗi khi biển nổi giận lôi đình thường phái thủy thần lên, như trời phái ông thiên lôi xuống vậy.
Bỗng con bé hét lên:
-Anh Bển, … nhìn cái gì kia!
Bển đang múc nước từ lòng thuyên ra, vứt vội cái gàu nhảy xổ ra chỗ em nó.
Đứa em chạy bổ nhào ôm lấy thằng anh. Trước mặt nó cách độ vài chục thước là một con tàu đen xù xì, mình thon, đầu nhọn, hình dạng kì quái như một con cá voi đen hung hãn nổi lên. Nó nhất định không phải là tàu thường. Thằng bé bàng hoàng ôm riết đứa em kéo vào khoang. Đã 10 năm có lẻ theo cha đi biển nó chưa gặp con tàu nào gớm ghiếc như thế. Chỉ duy nhát 1 lần làm nó phải sợ là một con cá mập nhảy lên mạn thuyền trong lúc nó đang đứng tắm trên boong. Nó tưởng ngất đi nhưng cha no đã kịp thời cầm cái sào phơi áo đâm thẳng và nó. Con cá to như con trâu rừng giãy lên đành đạch rồi nhảy ùm xuống nước. Lần này nhìn chiếc thuyền lù lù như sắp vồ mồi vào thuyền nó, không sợ sao được. Giá như cha nó còn sống chắc nó sẽ không run như bây giờ. Nó chưa biết phản ứng làm sao thì trong con tàu ấy nó thoáng thấy những cái đầu trộc lốc lờ nhờ gớm giếch đang nhìn về phía nó. Con tàu hình như đã đổi hướng không đâm vào nó. Bển thở phào rồi thờ thẫn, lập tức nó nhớ ra cái điện thoại mà chú nó cho để liên lạc. Nó lôi ra nhằm hướng chiếc thuyền đang xa dần rồi chụp lia lịa.
Đêm đó đã khuya, em nó đã ngủ say tự lúc nào. Bển đang ngồi canh cần lái, chốc chốc lại chỉnh cần lái đi mỗi khi thuyền bị gió làm lệnh hướng
Bển mở hết tốc lực về đến cảng, khi cách cảng độ vài giờ chạy. Đang đêm tối, nó định nằm chuẩn bị thiếp đi thì bên ngoài vọng lên 3 tiếng hú. Nó rùng rình tỉnh dậy ló mặt qua vách gỗ trong khoang nhìn ra. Bên ngoài biển trời lặng gió, biển lờ mờ ánh sao, ngay canh thuyền nó lại xuất hiện một con thuyền. Nhưng là một con thuyền đánh cá bừng gỗ hệt thuyền của nó đang lảng vảng chặn đầu. Thoạt đầu Bển tưởng là thuyền lão hàng xóm cũng chạy bão như nó. Nhưng trên thuyền đó có lổm nhổm 3 bóng đen đứng bất động. Hình như nó không di chuyển mà chỉ dập dềnh lởn vởn một chỗ. Nó kinh hãi im thin thít không dám mò ra, đồng thời đánh lệch hướng đi chạy thẳng. Sau 3 tiếng hú con thuyền kia bỗng chốc mất hút. Bển thở phào, hình như tai họa đã bỏ qua anh em nó?
Sáng tinh mơ hôm sau, hai anh em nó về đến cảng làng. Cái cảng nhỏ mấy chục con thuyền vắng teo. Bển cập cảng nhanh nhất. Trên bờ đèn của người nhà đợi người thân sáng rực. Lúc này mưa bắt đầu rơi trắng xóa, gió thổi hồng hộc bẻ quặt những làn mưa quay quắt đủ chiều như quét đèn pha sân khấu. Những hôm trời gió bão to, mẹ bển bắt hai đứa phải vào trú nhà nhà chú Bêu trong phố. Chú Bêu là chú ruột của Bển, nhà khá giả hơn so với bất cứ ai ở xóm chài. Dạo này chú ít đi biển. Nhà chú có máy vi tính, mỗi khi rỗi Bển thường sang đó chát và chơi game. Nhưng lần này cái tàu lạ làm Bển quên hết tất cả. Vừa gặp chú hắn đã bi bô kể về những điều tai nghe mắt thấy.
-Mày có gì làm căn cứ không? Nghe xong chú nhếch mép hỏi.
Ai ngờ Bển có thật, hẵn hãnh diện rút kon nokia N65 từ trong túi
-Đây đây! chú cắm vào con lap top cho nó dễ nhòm!
-Chú Bêu loáng 1 cái đã copy vào máy và kích mấy tấm hình lên. Mặt chú dại đi trông thấy. Bển thấy giá trị của tấm ảnh và cả con nokia quý đến mức nào. Nó thuyết thêm cho chú nghe:
-May cháu vồ kịp 3 cái, còn có người lúc nhúc trong ấy nữa đấy. -Nó rà chuột sang tấm cuối cùng kích to. Vẫn như 2 bức trước, tuy con tàu nhỏ đi vì nó đang di chuyển ra xa. Nhưng những hiện vật trong khuôn cửa lộ ra. Đó là những hình mặt người. Khuôn mặt hai chú cháu nhạt phếch rồi đờ đi trước màn hình. Không những nó mà cả chú nó tuy đã ngoài 30 nhưng chưa nhìn thấy con tàu kì quặc như vậy. Cho dù chú đã đi đây đi đó và xem hết các loại phim kim cổ hay kinh dị.
Sáng nay trời quang mây tạnh, những cơn sóng dữ dằn đã chìm lặng. Mặt biển lại bình yên như vốn có. Người ta lại hò nhau ra khơi. Bển cũng vậy, nhưng con em gái nhút nhát không chịu đi nữa. Nó tìm mọi lí do để ở nhà. Nó không nói cho mẹ nó biết nỗi sợ. Chỉ có anh anh em và chú nó biết mà thôi. Thương em, nó không đi kể kém vui chứ sức vóc nó cũng chẳng đỡ đần cho Bển là bao. Đồng ý, lần này một mình Bển lênh đên biển khơi một mình.
II, Khám phá
Một cơn bão nữa lại đến. Hiệu lệnh phát liên hồi. Nó quay mũi thuyền nhằm hướng bờ phóng thật lực. Nó sợ bão thì ít, nhưng nó sợ con tầu kia theo bão cũng nổi nổi lên thì mười. Có thể lần trước nó tha chết. Lần này nó mà nổi hứng lên biết gì sẽ xảy ra. Chuồn lẹ. Bển nhìn trời đang cuồn cuồn mây như những đàn ngựa đen hoang dã tràn lên xóa sạch những cỏ cây muông thú tả tơi dưới mưa vó điên cuồng.
Con thuyền mười hai mã lực đang phóng như bay về ánh đèn biển hướng tây. Bỗng dưng trời tối sầm lại. Trước mặt có những cuộn sóng nhấp nhô nổi lên như chi chít những ngôi mộ nối sát nhau. Chúng thi nhau đùn lên như từ nơi âm ti bất tận. Con thuyền nó bỗng dưng dập dềnh như lao vào bãi tha ma trên nước. Bỗng một loạt tiếng hú vang lên làm nó giật bắn mình. Hắn chưa kịp trấn tĩnh lại thì ngay sau con sóng bất thường nổi lên một con thuyền gỗ với 3 bóng đen lần trước. Chắc nó đứng chờ Bển từ lâu lắm rồi. Nó bình thản nhơn nhơ trong bão. Bển rùng mình nhận ra người đàn ông râu ria đững giữa hai cái đầu trọc chính là bố nó. Không thể nhầm được. Dưới ánh sao lờ mờ hiếm hoi nó nhận ra khuôn mặt chữ điền với những nếp nhăn hằn sâu trên trán. Hốc mắt ông sâu hoắm đen ngòm đến nỗi hắn không hiểu ông đang nhìn vào đâu. Bộ mặt thiếu mắt làm cho khuôn mặt trở thành gỗ đá, không thể thoát lên một sắc thái cảm xúc nào. Hai bóng đen hai bên lởn vởn vây quanh như ám lấy thân hình lêu nghêu bất động của ông ta.
– Chạy! Một mệnh lệnh phát lên trong óc nó. Trong những tình huống nguy nan và sơ hở của kẻ thù, tháo chạy là thược sách. Chính những năm tháng cắp sách đến trường cùng đám bạn hay quậy phá. Chúng dạy hắn hành động chớp nhoáng như thế. Những bài học tự vệ hay thoát thân trước sự đe dọa của kẻ xấu hóa ra lại đến từ đám bạn chứ không phải từ trên bục giảng.Bển tăng hết tốc lực chạy trốn. Nhưng cũng lúc đó con thuyền kia, lạ thay. Nó không truy đuổi mà dừng lại rồi quay đầu. Bển lại thừa cơ tăng tốc nới rộng khoảng cách
Đã hai lần nó gặp con thuyền kia. Một sự tình cơ hay có mục đích gì chăng? Chúng mang một tín hiệu gì đó cho Bển ? Hồi nhỏ, khi đọc những câu truyện về biển cả, đầy rẫy những hiểm nguy cũng như điều thú vị. Nhưng linh cảm của Bển đây không chứa một tin nào lành, ít nhất là đến lúc này.
Tối nay Bển mò đến nhà Tân, một thằng bạn học từ hồi lớp 7 đến hết cấp 2. Tân là người miền ngược. Hắn mồ côi cha. Nó theo mẹ xuống miền biển theo người cha dượng và học cùng lớp với Tân. Hết cấp 2 Bển chính thức đi biển. Nhà Tân nghèo hơn, không sắm được ghe nên nó xin đi sửa chữa ghe thuyền thuê trong xưởng ông chủ tên Phất trong cảng. Dạo này ít việc, nó bị ông chủ đuổi hẳn thành ra suốt ngày đi lang thang. Bển cũng từng nảy ra ý tốt là gọi Tân đi biển cùng. Nhưng dạo này đang mùa mưa bão, bữa được bữa không, bữa no bữa đói. Nên nó chưa tiện đặt vấn đề với Tân. Nay nó tìm Tân không những thực hiệnthiện ý đó, mà còn cấp thiết hơn trước. Vì Bển đang hoang mang và sợ hãi, thậm chí là bị đe dọa. Có bạn đồng hành sẽ thêm phần can đảm nơi trùng khơi.
Bển lấy đèn pin tìm đến nhà Tân. Sau khi nói ra ý nghĩ của mình. Mặt Tân sáng bừng hẳn nhảy lên vồ lấy Bển. Một động tác hiếm hoi mà Bển đã từng chứng kiến 1 lần. Đó là hồi lớp 8. Tân xúc động tột cùng khi bất ngời được thầy cho điểm 7. Bài thi học kì mà Tân cắm đầu cắm cổ chép của Bển từ A đến Z. Một số điểm cao kỉ lục mà hắn từng đạt được.
-Mai đi ngay chứ? tớ phải đem theo thứ gì ra biển? Tân hí hửng hỏi.
-Tao chuẩn bị hết rồi, từ lương khô, mỳ, nước ngọt, bát đũa xoong nồi. Chăn chiếu thì nằm chung với tao. Cậu chỉ mang theo 1, 2 bộ áo quần là đủ, không cần lỉnh kỉnh chật thuyền. Nắng và gió ở biển áo quần giặt 1 loáng là khô. Ngày mặc, đêm giặt phơi. Một mình một biển ai xem đâu mà lo.
-Càng tốt, mai mấy giờ đi?
-Đúng giờ ngọ nhổ neo!
-Sẵn sàng chờ lệnh, thưa thuyền trưởng Trần Bển.
-Thôi tớ về đây.
Tạm biệt ra về, ra đến cổng như chợt nhớ ra điều gì. Bển vội quay lại
-Này, tao quên. Bển có vẻ thận trọng ngó quanh
-Gì thế?
-Cái nỏ đi săn hồi xưa mày mang từ trên quê còn không?
-Mọt ăn vứt rồi, để làm gì?
-Phòng thân
-Ui giời, đã có cái này. Tân lẻn vào nhà, 1 loáng sau mang ra một thứ súng kì lạ, dài cỡ ba gang
-Súng à?
– ừ, súng săn đấy, nhưng cải tiến rồi, thế kỉ 21 ai lại vác nỏ đi săn như người nguyên thủy ấy
-Bẻn vỗ đét vào đùi. Mày! mày lấy đâu ra?
-Lão chủ cũ
-Mày ăn cắp à, hay lão cho?
-Không, tao chưa ăn cắp ai cái gì. Lão ấy không cho không cái gì đâu. Lão trả lương cho tao tháng cuối đấy. Chả là lão cũng hết tiền, mà súng loại này lão hơi nhiều. Lão là tay săn thứ thiệt đấy!
Bển cầm lấy khẩu súng mân mể một hồi vẻ thán phục lắm, rồi nói khẽ:
-Tốt lắm, loại này 1 phát hà bá cũng phải phơi trắng bụng. Mai nhớ mang đi nhé. Tao chuồn đây.
Như đã hẹn, mờ sáng hôm sau hàng đoàn thuyền cá nối đuôi nhau dần dần tỏa ra khơi. Mỗi con thuyền tản mỗi hướng. Bằng mắt thường có thể nhận ra chúng như những lá tre mong manh trôi trên mặt nước. Lần đầu được ra khơi Tân hí hửng lắm. Suốt cả ngày lúc thì ngằm ngửa ngắm mây trời lúc thì cưởi áo quần lao xuống nước vùng vẫy.
Trời đã xế chiều, những tia hoàng hôn đỏ rực chiếu xuống qua những đám mây thủng lỗ chỗ như những tấm lưới xác xơ. Bển đang chuẩn bị kéo lưới và dụng cụ từ hộc thuyền. Tân nằm ngoài mạn thuyền hóng mát. Đêm đã về khuya, trời nổi lên những hồi gió lành lạnh mang vị mặn của biển. Trăng hạ tuần sáng lung linh soi rõ những ngọn sóng lăn tăn lấp lóa. Tân nằm ngửa lên boong rồi nghêu ngao ngâm thơ. Chắc hắn học lỏm được một tay tình si nào đó:
Ngâm rằng:
Giăng ơi ta bảo giăng này!
Mênh mông cao lộng với đêm sầu
Thân tao phiễu lãng, đời cô độc
Nửa đêm vùng dậy quăng chăn gối
Trốn thầy trốn mẹ lẻn ra đây
Hỏi rằng, tao biết nói răng?
Chẳng qua chỉ tại … Nhớ mày đó thôi .
– Hay! Bộ mày cũng biết làm thơ hả? Bển lại sát đầu Tân mà nó không hay.
-Đâu, tao thích thơ lắm, nhưng đếch làm được. Mấy câu này tao học lão Khục. Lão viết cho cô Mỵ mới li dị chồng. Tao chỉ thay Mỵ bằng Giăng thôi.
-Thế tao tưởng mày tự chế tác ra chứ. Thôi cứ nằm đi, tao vào xem mấy tập sách mượn của thằng Thung. Tầm nửa đêm câu mực tao gọi.
Bển vào nằm độ gần nửa tiếng. Bỗng có tiếng gọi thất thanh ngoài boong. Đó là giọng Tân.
-Bển ra mau!
-Bển quẳng quyển sách, cầm khúc gậy lao ra mũi thuyền. Theo hướng chỉ tay của Tân, thoạt nhìn nó đã nhận ra ngay con thuyền hôm trước. Khi Bển chạy ra cũng là lúc Tân đã kịp chồm dậy lao vào khoang lôi cái súng săn thô kệch của nó ra. Hình như con thuyền kia không dám lại gần. Nó dập dờ rồi rống lên ba tiếng như con thú hung dữ bất lực trước con mồi đã tuột khỏi tầm tay.
-Tăng tốc đuổi theo! Trong tíc tắc Tân đã nắm quyền chỉ huy và con thuyền 12 mã lực rồ lên phun nứơc trắng xóa nhằm chiếc thuyền lạ. Con thuyền như vọt lên khỏi mặt nước. Đuổi được chừng vài phút, con thuyền lạ bỗng dưng mất tăm cứ như lặn xuống nước. Phải nhìn thật kĩ mới thấy một chấm đen xa tít mù. Cứ thể như nó đã bay lên trước. Hai đứa chới với hãm lại thuyền.
Tuy chưa xung trận, nhưng Bển đã thở phì phào. Nó buông đôi tay run run thả khúc gậy xuống boong. Mắt chúng vẫn không rời vị trí con thuyền vừa lẩn khuất.
– Nó đấy! Chính con thuyền mà tớ kể cho cậu đấy. Đây là lần thứ ba rồi nó! –Bển nói mà chưa hoàn hồn.
– Tiếc rằng nó không lại gần để tớ nhìn lại mặt bố cậu! -Tân chép miệng rồi dắt khẩu súng vào cạp quần.
-Bố tớ mất tích trong một cơn bão đã 2 năm nay. Về sau bà con đi biển họ nhặt được vài mảnh gỗ mà con thuyền để lại. Mấy thứ cũng đang lềnh bềnh mà bố tớ mang theo. Người ta dễ nhận ra nạn nhân là ai qua dòng chữ ‘’thiên nga’’ trên mảnh ván. Từ đó tất cả chúng tôi đều tin ông ấy đã không bao giờ trở về nữa.
-Vậy cậu chắc chiếc thuyền lúc nãy là chính của bố cậu?
-Tớ thề! Có điều kì lạ là người kia đã già quá nhiều so với bố tớ. Với lại ông ta trước đây không để râu. Bố nhìn con mà dửng nhưng như không, nghi lắm. Nếu đúng bố tớ có lẽ ông ta sẽ không bỏ chạy như thế!
-Tân khẽ thở dài, đoạn nhìn ra khơi. Ánh trăng nhạt dần, những đám mây đen thi nhau khắc biến khắc đổi những hình thù ngoằn nghèo nhăm nhở đến kì dị. Bóng đêm nặng trĩu đang vươn ra trùng lấp một góc trời. Đâu đó những ngọn đèn của đám dân chài nhử cá đang le lói phía xa xa.
-Không hiểu sao mấy lần gần đây tớ thấy chính con thuyền ấy và người đàn ông ấy lại xuất hiện. Họ không hại tớ, cũng không có hành động nào thân thiện hơn. Tớ cảm như họ đến từ một cõi hư vô hay hành tinh khác. Bất khả giao cảm.- Bển phân trần.
Tân nói:
-Tớ cũng nghe nói mấy tuần nay, ở ngoài khơi cảng Biên Hòa có xuất hiện một con thuyền gỗ với vài bóng đen trên đó. Ban ngày nó thường lảng vảng sát các tàu buôn giàu có như một thuyền câu cá thông thường. Đêm xuống nó biến thành một con tàu lớn kì quặc với tốc độ kinh người xông lên cướp phá. Khi cảnh sát đuổi theo nó lập tức biến mất. Rồi hiện lên một lão ngư khắc khổ trên còn thuyền gỗ vô hại.. Đám dân chài thì kháo nhau lão ngư đã chết từ mấy năm trước và không ai dám lại gần. Mấy tay cảnh sát thì xông lên khám thuyền không có thứ gì. Thế là hết. Không ai có cơ may chụp được hình con tàu quái vật trước đó.
Tân khẽ thở phào quay sang Bển:
-Cậu đi biển đã mấy năm, đã bao giờ thấy một con tàu dạng du thuyền nhỏ, mui tròn trơn và kín, đầu nhọn. không lớn lắm, và cực kì rêu phong cổ quái?
-A… tớ nhớ lại rồi, cách đây mấy tuần, tớ có bắt gặp một con tàu hệt tàu chở khách mui kín, có cửa sổ li ti, trần trũi và hơi rêu phong, Kiểu như tàu bị đắm mới trục lên. Nó đây, trong máy điện thoại tớ đã chộp lại:
Tân bỗng đứng khững lại giữa đường nhìn Bển nói như gắt:
-Tời ơi! Thế mà sao cậu không kể cho tớ sớm hơn?
-Cậu không lạc đề chứ, cái chúng ta quan tâm là con thuyền gỗ của bố tớ.
-Đúng, khi cậu muốn làm 1 việc, cậu phải có đầu đủ thông tin về nó và xung quanh nó chứ. Đưa máy đây tớ xem.
Tấn nhìn kĩ mấy tấm hình rồi nói:
-Đặc điểm này hơi giống con tàu cướp biển mà báo chí và những thủy thủ gần đây loan tin, ta nên nghe ngóng. Cậu có thể kể cho tớ nghe cậu gặp nó trong tình huống nào không?
-Tớ gặp đúng 1 lần, đó là một buổi chiều tớ đang chạy bão do trời tối và mưa nên tầm nhìn thu hẹp. Tớ sút lao vào nó, may mà tránh kịp. Sau khi đi quá đà, tớ quay lại nó vẫn lởn vởn như một con thuyền chết máy, tớ lúc ấy rất sợ nên tìm đường tẩu thoát.
-Đấy! Cậu để ý không, trong những khuôn cửa sổ tròn lí tí ấy còn mấy cái đầu lúc nhúc, có thể đó là nhưng tên cướp biển?- Tân cắt ngang.
-Khi nó lảng vảng gần tớ, một vài người ló mặt ra nhìn rồi bỗng chốc biến mất, nhanh như 1 con chồn chui bào bui rậm. Tớ chỉ chụp 3 cái nhưng cái thứ 3 đã bé như hạt đỗ. Nó biến mất chỉ vài phút
-Ngoài cậu ra có ai thấy bức ảnh này nữa không?
-Có, chú tớ, hôm đó tớ đến chú tớ đưa vào máy tính để phóng lên cho rõ. Không ngờ chú tớ sững sỡ đến kinh ngạc
-Chắc chưa thấy bao giờ?
-Trước đi biển cùng bố tớ, sau khi bố tớ mất cùng với con Thiên Nga. Chú ấy thương tình nhường hẳn tớ con thuyền của chú ấy.
-Và cậu và chú ấy thay nhau dùng con thuyền này đúng không?
Bển kinh ngạc nhìn Tân:
-Sao cậu biết? Chuyện này chỉ có chú ấy và tớ…Lẽ ra hôm nay là phiên chú ấy đi, nhưng vì chú ấy ốm nên nhắn lại cho tớ cứ đi nốt hôm nay.
-Thảo nào! Tân thốt lên.-Bây giờ tớ hiểu tại sao con thuyền lúc nãy lại cố tình gặp cậu đến 3 lần rồi bỏ đi. Những tiếng hú rùng rợn kia phát ra không phải là vô cớ.
Bển nhìn vào khuôn mặt gầy gò nhưng tinh nhanh và sáng dạ của bạn với một sự tin tưởng và hi vọng. Cặp mắt Tân long lanh nhưng bí hiểm đang nhìn những đám mây nhởn nhơ phía chân trời rồi bất ngờ hỏi Bển:
-Lần đi biển cuối cùng của bố cậu có chú ấy không?
-Có! Hôm bố tớ bị nạn, thuyền chú ấy cách đó cỡ mấy chục mét. Nhưng không sao tiếp cận được vì gió quá lớn và bản thân chú ấy cũng đang rất trầy trật để chống những đợt sóng vỗ mặt và gió giật cấp 12. Khi thuyền chú ấy trờ tới thì bố tớ đã bị hất văng khỏi thuyền. Rồi những mảnh vỡ con thuyền lại bị gió đánh văng tấp lên nạn nhân rồi tất cả chìm chìm nghỉm ngay trước mặt chú ấy.
-Rồi sao nữa? Chú cậu cuối tuần nào cũng đi biển chứ?
-Đúng vậy, tớ đi từ thứ hai đến thứ 6, chú ấy đi vào một hai ngày còn lại, thứ bảy hoặc chủ nhật.
-Chỉ cuối tuần thôi sao?
-Đúng, nếu tớ không đi, ông ấy cũng cứ bỏ không và chờ đến cuối tuần mới đi. Đã có lần tớ ngỏ ý hỏi ông ấy về con tàu ma. Ông ấy đều lắc đầu và cho đó là điều nhảm nhí. Hơn nữa khi tớ đưa bức ảnh con tàu lạ tớ chụp được. Ông ấy tỏ ra hết sức sợ hãi làm tớ trộm nghĩ nếu ông ta đích thân chạm trán ngoài biển chỉ có nước vỡ mật mà chết.
-Thời gian 5 ngày còn lại trong tuần ông làm gì?
-Chơi bời, rượu chè, chả là sau khi bố tớ mất, ông ấy nhường lại thuyền cho tớ đi. Khi tớ vào bờ thì ông ấy mới ra biển. Nhưng ông ấy đi là để thay đổi không khí, đi cho khỏi quên nghề thôi. Tiền ông ấy không thiếu
Vầng trán cao phất phơ những búi tóc dài của Tân cau lại vẻ khó hiểu. Nó biết nghĩ sao khi một người đàn ông lười nhác để sống nhờ lên đôi vai vợ. Tân chợt nghĩ rồi quay lại hỏi Bển:
-Cậu có thể cho tớ gặp ông ta được không, dịp nào cậu gặp ông ấy?
– Bất cứ lúc nào cậu thích, nhưng thường tớ về thì vào cuối tuần và đến lượt ông ất ra biển. Thôi hôm nào mình trúng mánh về sớm 1, 2 ngày thứ 6 chẳng hạn, tớ sẽ đưa cậu đến nhà chú tớ.
Một vụ bắt cóc:
Một tuần sau đó, con tàu chở cao su từ Ba roi rời cảng được 3 tiếng trên đường đi Úc bị hải tặc tấn công. Sau khi đột kích con tàu và giết chết viên thuyền trưởng. Chúng không tìm thấy một giá trị nào đáng kể. Năm tên hải tặc bắt theo một con tin xuống tàu tẩu thoát. Chúng ra giá 100 ngàn usd trong vòng trời sáng phải giao nộp đầy đủ. Thời gian quá gấp không đủ người bị hại báo cảnh sát. Họ đã lấy tiền mặt và vàng đi nộp trong đêm kết quả là chúng thả nạn nhân và tẩu thoát khi trời sắp sáng. Vụ án đã trôi qua một tuần nhưng cảnh sát bất lực. Con tàu bí ẩn dường như đã biến mất khỏi hải phận chúng ta.
-Cậu biết con tàu bị hại này không? Tân đưa tờ báo ‘’An ninh phố cảng’’ ra trước mặt Bển.
-Không những tớ biết mà đứa trẻ bị bắt cóc là bạn tớ. Bển hãnh diện.
-Tại sao không đến nó tìm hiểu nhỉ, biết đâu đây là con tàu cậu đã chụp ảnh?
-Tớ gọi hắn đến ngay, nó cũng là một tay chịu chơi.
Bển rút máy ra bấm gọi một lúc, độ nửa tiếng sau có một thiếu niên đậm người, đầu trọc lốc, nhanh nhẹn và có đôi mắt khá bất trị phóng xe SH xoẹt ngang mặt hai đứa.
-Bển cười hô hố khi thấy hắn đến.
– Xin giới thiệu với Súc, đây là bạn tớ tên Tân. Còn đây là đây là Súc, con người trị giá 100 ngàn đô. Một người hùng trở về từ cõi chết. Bển hồ hởi mời cả bọn lên boong.
-Chào cậu, tớ vui lòng được làm quen với cậu! Tân dơ tay ra chào người bạn mới.
-Hỏi gì lẹ lên, tao phải về bốc hàng bây giờ.
-Lần trước, cậu có nhớ mặt kẻ bắt cóc cậu không? Tân đi ngay vào đề.
– Có, những bộ mặt rùng rợn!
-Thế giọng họ nói giống vùng nào?
-Nó nói thứ gì không nghe nổi, thích hú, như thổ dân indo, vài đứa nói tiếng việt lơ lớ
-Sao cậu biết là in đô?
-Có lần tao xem 1 bộ phim in đô nói về phá rừng. Tao đoán thôi vì tiếng hú như những con sói lạc bầy.
-Vào chỗ nó giam giữ cậu, cậu thấy gì nữa không?
-Nó bịt mắt tao. Đếch thấy gì. Khi người nhà nộp tiền xong, nó giật băng bịt mắt cho tao về, quay lại tao thấy 1 đám người lêu nghêu. Dân biển gì ma da bợt như ở trong hang hốc lâu ngày. Đầu lại trọc, người gầy gò như những bộ xương biết đi, kinh hãi quá.
-Trong con tàu ấy cậu thấy gì nữa không? ví như bàn ghế chẳng hạn?
-Một chiếc đồng hồ treo tường và…hình như là 1 quyển lịch treo cạnh đồng hồ
-Có gì đặc biệt?
-Chiếc đồng hồ không số nhưng chỉ vị trí khoang 8h 10’, lúc đó thực ra đồng hồ tớ lại chỉ tầm 2 h 40’ rạng sáng!
-Tân và Bển phì cười
-Hay đồng hồ chết, hay cậu hoa mắt?
-Không, chết thế nào, kim giây giật tít mù. Mắt tao nhầm thế đếch nào được.
-Còn lốc lịch chỉ ngày nào?
-Ngày 6/8, số 8 nhỏ hơn hình như là ngày 6 tháng 8
-Hôm cậu bị bắt là ngày nào ?
-Hôm đó…là..
Cậu nói chính xác đi.
-…Là ngày rạng 9/9. Chính xác. 2h 40 rạng 9/9.
Bển mở điện thoại dơ trước mặt Súc
-Có phải con tàu này không?
– Súc căng cặp mắt ốc nhỗi đầy dũng khí rồi lắc cái đầu trọc lốc.
-Không thấy con tàu này bao giờ, lúc bị bắt vào trong tàu. Tao bị bịt mặt, lúc trở ra chạy lên thuyền nhà mình trông lấy ba mẹ mình mừng quá, đến quay lại thì nó đã mất tăm.
-Cậu có thể cop hình này về hỏi mấy người nhà cậu xem. Tân gợi ý.
-Ok! Send vào máy tao đi. Mà bọn mày định làm gì với tụi ấy? Không được đâu, cảnh sát còn bó tay, mà tao chuồn đây.
Hắn lên xe phóng đi, đầu còn quay lại nói với theo.
-Có gì cứ gọi tao một câu, các cậu tổ chức đi, có đánh nhau cho tao hôi với !
Súc đi rồi, Tân hất hàm hỏi Bển:
-Cha này có vẻ láu táu. Tin được không?
-Hắn là một đứa tốt bụng, tuy nhiên nóng nảy và hơi cục cằn. Nhưng không có nghĩa là hắn mất sáng suốt, tóm lại tin được.
-Lí lịch trích ngang?
-Tốt nghiệp vĩnh viễn lớp 5, loại khá. Hoa tiêu tàu buôn loại nhỏ, đi Sô Ma li như cơm bữa.
-Theo mô tả nạn nân trên báo chí hôm qua, tớ nghĩ con tàu mà cậu chụp được với con tàu bắt cóc cha Súc là một.
-Tớ cũng đoán như vậy, nhưng tên Súc bị bắt cóc vào 1 con tàu kì lạ như vậy thì chưa chứng minh được có phải là tàu kia không, ta phải đợi tay Súc kiểm chứng hộ.
Năm ngày trôi qua một cách lặng lẽ, tin một trận áp thấp nhiệt đới đang tiến vào biển đông từ Phi lip pin. Theo cảnh báo của đài, tất cả tàu bè phải cập bến tìm nơi tránh báo. Trong lúc nhốn nháo đề phòng bất trắc, đề phòng cướp biển. Họ tức tốc bỏ lưới lên thuyền và quay đầu tranh thủ chạy sớm. Khi chạy được một quãng, lúc đó là gần nửa đêm Tân và Bển thay nhau lái tàu. Đến phiên Bển lái, Tân đang nằm ngủ trong tàu hắn vội rùng mình bật dậy khi nghe tiếng kêu thất thanh của bển từ ngoài boong
-Cứu với, cứu với!!!
Tân vùng dậy chạy ra, Bển cũng đang hốt hoảng miệng ú ớ chỉ tay về phía bên trái tàu. Trong đêm tối một chiếc tàu kì quái đen sì cao độ vài thước lao như tên bắn. Mui tàu kín mình thon, trơn tru kì dị, đầu thon nhọn như một loài cá khổng lồ đang bám sát một tàu buôn cao gấp đôi. Trên nóc tàu đen xuất hiện mấy bóng đen chui ra bám lên con tàu buôn. Chiếc tàu buôn to kềnh bị tấn công bất ngờ nên thủy thủ đoàn đang náo loạn hô hoán. Có tiếng súng vang lên, sau đó là những tiếng hét thất thanh. Ánh đèn pha lấp lóe soi tứ phía.
Ngay tức khắc, Tân và Bển lao về phía con quái vật. Mấy chiếc thuyền cá đang chạy bão lúc đó nghe động cũng nhằm hướng đó truy kích.
Lập tức một còng vây những con tàu hình thành và khép dần về con vật. Tân dũng cảm đạp cần ga dấn vào. Ngay tức thì một màn hơi nước dày đặc như khói phun lên tứ phía bao lấy con quái vật làm Tân cay xè mặt mũi. Mất phương hướng nó hãm thuyền lại dụi mắt. Màn sương thưa dần, chỗ con vật hiện lên một chiếc thuyền gỗ mỏng manh, dập dềnh như con thuyền của chính hắn. Trên thuyền là một lão ngư ung dung cầm sào hiện lên trong làn khói huyền ảo ma quái. Lão nhìn về phía hắn thản nhiên đến kì lạ.
Với bản tính nhanh nhẹn và dũng cảm, Tân và Bển cho thuyền áp sát và Tân lăm lăm khẩu súng nhảy lên.
Lúc đó trên còn thuyền lạ có ba người đàn ông, dường như là dân chài trong vùng. Tân nhận ra họ qua cách ăn mặc, những ngư cụ họ mang theo giống hệt như bất kì con thuyền chài lưới nào trong vùng. Thình lình một trong ba người lạ mặt đứng dậy lừ lừ tiến về phía Tân.
-Thằng kia, xuống đây làm gì?
-Tôi tìm mấy tên cướp biển, tôi thấy rõ ràng chúng nó vừa chui vào đây!
-Tên kia trừng mắt, hắn dữ dằn tiến sát Tân, trong khi hai tên còn lại nhổm dậy lừ đừ xấn đến.
-Cút ngay! Mày định vu cáo chúng tao hả, tao hô lên chúng nó gô cổ mày bây giờ.
Mặt Tân xám lại. Bển hích nhẹ vai Tân, nó lẩm bẩm mấy câu gì đó rồi hai đứa nhảy lên thuyền mình.
-Quái lạ! Rõ ràng có 4,5 tên vừa trốn vào con tàu rất lớn, đúng ngay vị trí ấy, sao giờ lại con thuyền gỗ này? Gì kì vậy? Bển hú vía lắp bắp với Tân.
Mấy hôm sau đám thuyền đánh cá kháo nhau một hiện tượng ma thuật kì quái. Tin này không những lan nhanh đến dân ven cảng và lên tận những làng quê heo hút. Người ta không dám ra khơi một mình. Những con tàu buôn khi qua vùng biển đó thìđược hộ tống bằng những con tàu chiến vũ trang đầy mình.
Tước mặt Tân là chú Bêu. Cuối cùng thì Tân cũng mãn nguyện vì đã được Bển đích thân dắt sang giới thiệu cho chú mình. Đó là một người đàn ông trạc 37 tuổi, nhỏ con, mặt choắt, trán hơi lệch, cặp mắt lô lố trắng. Nó gợi lên một số phận chông chênh đoản mệnh. Bộ ria mép lưa thưa đen nhánh làm cho chú trở nên ga lăng một cách khiễn cưỡng. Nhìn kĩ lại toát lên sự già dặn khắc khổ như bất cứ đàn ông xóm chài nào. Ông ta trầm ngâm, vẻ ngại tiếp xúc. Khi Tân đến, Bển phải giới thiệu đến 2 lần ông ta mới gật gù qua quýt lấy lệ. Hai người chưa kịp lấy câu xã giao thì ông ta bỏ đi xuống tầng rồi mất hút dưới đó. Suốt cả buổi Bển hí hoáy ben máy còn tân ngồi chăm chú nhìn kĩ khắp căn phòng khách.
Ra về Tân đột ngột đề xuất với bạn.
-Ngày mai tớ muốn theo chú Bêu đi biển
Bển khẽ giật mình
-Không không đời nào chú ấy cho cậu đi theo, kể cả tớ cũng chưa môt lần chú ấy cho đi đâu cùng
-Nhưng đây kà vấn đề hệ trong, tớ có linh cảm chú cậu đang có ràng buộc nào đó với con tàu lạ. Bằng chứng là chú ấy có cuộc sống đầy đủ mà không phải từ nghề cá đem lại, mà làm cũng chẳng ra làm, tớ có linh cảm chú ấy đang có mối quan hệ bất hảo với …
-ý cậu là bảo bọn cướp biển kia?
-Đó là giả thuyết, mà giả thuyết không nên bỏ cái nào qua khi chưa có bằng chứng, nhưng quan trọng hơn, đã baogiờ cậu tin bố cậu chưa mất chưa?
Bển lặng đi một hồi, hai người trầm ngâm bước đi dưới con đường dẫn ra xóm chài
-Đêm nay trăng đẹp quá, chúng ta ra bãi biển đi dạo, vừa đi vừa nói chuyện được không?- Tân đề xuất.
-Được!
Tối hôm sau Tân bí mật nấp vào khoang máy của chiếc thuyền chài. Đúng 8 giờ chú Bêu sẽ lái nó đi biển.

3, Lộ diện
Xẩm tối. Chú Bêu lên thuyền rồi nổ máy. Nhưng con thuyền không ra khơi ngay, nó đi ven theo bờ một quãng về phía nam. Đến một hốc đá lụp xụp chú neo lại rồi vào bờ mua thêm vài thứ. Phía đó có một cái chợ con. Nơi đây bán các đồ cho ngư dân như, lưới, câu, xăng dầu, thậm chí là thuốc nổ. Chú Bêu nhảy lên bờ quan sát tứ phía. Khi chắc chắn không một ai để ý, chú lên gặp một ai đó. Hình như họ đang trao đổi gì đó rất nhanh. Chú xách xuống mấy can lớn cỡ 30L, xong xuôi chú trả tiền rồi lặng lẽ lẫn vào đám thuyền cá gần bờ nhằm hướng đông. Chú không hề biết dưới gầm máy Tân đang quan sát mọi hành động cũng như hướng đi. Đến tối mịt chú Tân mới mang lưới ra giăng. Trời về khuya, sương nặng hạt, tiếng sóng rì rầm. Bỗng có tiếng 3 hú rờn rợn vang lên.
-Hu…! Hu…! Hu…!
Rồi chú phát ra một âm thanh gần như tiếng chim lợn để đáp lại:
-Éc…!
Tân nhìn qua khe vách nhìn về nơi có tiếng động.
Một con thuyền gỗ đang dập dềnh tiến lại. Trên thuyền có 3 bóng đen, khi hai con thuyền khẽ cụng vào nhau. Chú Bêu vội nhảy sang con thuyền đó. Mấy người thì thào gì đó rất nhanh. Lập tức hai bóng đen nhảy lên thuyền chú Bêu, chúng thay nhau khuân hết 5 cái can lớn. Chú Bêu nhảy về rồi lặng lẽ quay đầu. Chiếc kia cũng lẩn hút vào màn đêm.
Xong việc chú Bêu đi nằm. Thấy tình hình đã lặng, Tân tranh thủ lẻn ra ngoài boong vươn vai nghe ngóng chung quanh. Con thuyền lạ đã đi xa trên biển lờ mờ ánh sao. Mãi sáng hôm sau thuyền về đến bờ. Lượng cá mà chú Bêu bắt được không đủ thuyết phục một ai và gây nghi ngờ cho bất cứ ai nhìn thấy. Ngay lúc đó Tân tức tốc gặp Bển. Tân kể hết mọi cái nghe và thấy, còn đưa chiếc điện thoại đã ghi được vị khách ngoài biển.
Bển nhận ra chính con thuyền mấy hôm nay đã gặp và một trong 3 người kia chính là bố nó. Chú Bểu đã tiếp tế cho bọn họ 5 can xăng.
-Cậu có nghe nó hú 3 tiếng không? Bển hỏi.
-Có. Đó là một thứ mật hiệu, chú Bêu trả lời đúng, còn mấy lần chúng ta không hiểu, nên nó biết là không đúng đối tượng nên bỏ đi.
-Có lí.
-Đến lúc này tớ chắc chắn còn thuyền chú Bêu gặp với con tàu quáy vật cướp biển có quan hệ với nhau. -Tân quả quyết.
-Tớ cũng cho vậy, nó là 1 hội. Nhưng cũng có thể là không!- Bển phán đoán.
-Tớ chắc là 1, bởi vì lượng xăng nó nhận đủ cho 1 con tàu lớn, tàu bé như vậy không thể đốt hết trong 1 tuần.
-Nhỡ nó tiếp dầu cho những con tàu nhỏ khác? Chứ không phải là con tàu quái vật?
-Nếu những con tàu nhỏ khác, phải là tàu cá chứ? cứ cho là chú Bêu cung cấp dầu cho chúng, vậy tại sao chúng không tự về đất liền mà lấy? Vô lí! số cá bắt được mấy thuyền kia để đâu? Sao không thấy con tàu nào chở cá về họ giúp chứ? Vì vậy suy ra đó phải là một tàu lớn và đáng ngờ? Khả năng chính là con tàu quái thú kia!

Bỗng có tiếng chuông điện thoại reo vang. Bển áp máy lên tai, hắn chau mày, rồi hạ xuống.
-Này, cha Súc vừa alo nó bảo anh nó xác minh chính con tàu bắt cóc kia là con tàu tớ chụp được đấy.
-Tớ thực ra đã đoán từ lâu điều đó, nhưng vẫn băn khoăn một điều chưa lí giải nổi
-Gì thế?
-Đó là hôm cha Súc bị tóm, rõ ràng nó bảo khoảng 2h40 sáng 9/9 nhưng đồng hồ trong con tàu ma kia lại chỉ 8 h10, và cuộn lịch để ngày 6/8.
-Điều đó có thể con tàu này đến từ châu Mỹ, ở đó múi giờ lệch đến 8-9 tiếng, còn lốc lịch có thể từ 2 tháng nó không bóc. -Bển ra vẻ hiểu biết.
-Không hợp lí, nếu con tàu kia từ Caribê hay Panama đến ta làm ăn lâu dài nó sẽ đổi lại giờ. Nếu chúng thường xuyên đi cướp với một khoảng cách nửa vòng trái đất là không thể. Còn khả năng lốc lịch không xé trong vòng 2 tháng là vô lí, hơn ai hết dân thủy thủy hằng ngày chỉ căn cứ vào mấy thứ đó. Nói chung đây là con tàu đáng ngờ.
-Thế còn con thuyền bố tớ, chẳng lẽ bị con tàu quái kia khống chế sao? tại sao hai lần tàu quái vật bị truy kích thì hai lần thuyền bố tớ hiện lên trên cùng một vị trí? Những lúc khác như cậu thấy đấy, chúng không cùng xuất hiện 1 lúc.
-Cậu nghĩ giúp tớ đi, lúc này tớ hoang mang quá! Bển thốt lên khó hiểu.
-Cậu phải thật bình tĩnh và sáng suốt. Tớ sẽ không tìm ra nguồn gốc nếu không có sự giúp sức của cậu.
Tân suy nghĩ một lát rồi nói:
-Để tớ nghĩ đã, nhất định ta phải phá lần lượt 2 vụ án lớn. Thứ nhất tìm ra nguyên nhân và giải cứu bố cậu trên chính con thuyền gỗ của ông ấy mà ta cho ông đang bị giám sát. Tất nhiên với điều kiện ông ấy còn sống. Thứ hai, bắt sống con tàu quái vật
-Bắt sống tàu quái vật? Cậu có đùa không? Báo cảnh sát thôi. Bển trừng mắt sửng sốt.
Tân nhếch mép vẻ đắc ý:
-Thật đấy! Cảnh sát họ đang tập trung vụ án con tàu quái vật kia, nhưng vụ thứ nhất họ cho là ma quái. Một người chết không thể ẩn hiển trên biển 2 năm như 1 bóng ma. Vụ này chúng ta phải tự làm thôi. Tớ cho 2 vụ này thực ra là một, chúng lợi dụng cái chết bố cậu, hoặc tạo chứng cớ bố cậu đã chết để dựng lên một câu chuyên ma quái rùng rợn, để đánh lạc hướng hay che lại một âm mưu thâm hiểm hơn, là cướp bóc, bắt cóc tống tiền như cậu thấy.
Suốt mấy ngày đi biển hôm đó, Tân trầm ngâm như người mất hồn, hết nằm đi đi lại lại trên boong nắm nghí những con tàu trên biển lên boong lại chui vào mui nằm đọc sách, khi về đến bờ hắn ta đi thẳng một mạch về nhà, bỏ mặc Bển một mình mang cá lên chợ cho mấy tay chủ tiệm.
Đến tối khi bển mệt lử sau một tối hì hục để giao thuyền cho kịp giao thuyền chú Bêu thì Tân hớt ha hớt hải chạy đến
-Này bển, xin lỗi vì để cậu hì hục 1 mình, nhưung chuyện rất quan trọng lên quan đến vụ án. Ngày mai hãy giao thuyền cho chú Bêu được không?
– Không thể được, chú ấy dặn tối nay phải lấy, nếu không sẽ hỏng việc chú ấy!
-Ngày mai chủ nhật vẫn kịp mà, coi như ta về chậm 1 ngày, mai chú ấy đi cũng không sao.
– Nhất định chú ấy sẽ đến đòi trong vài phút nữa.
Tân ghé sát vai bển thì thào một vài câu gì đó, rồi cả hai nắm lấy tay nhau rất chặt, Chúng kéo nhau chạy nhanh vào bờ.

Tối hôm đó, khi trăng lưỡi liềm vừa lộ ra sau mảng trời mênh mông lặng gió, một người đàn ông nhỏ thó có bộ ria mép nhảy lên thuyền chống sào rời bến vội vã và nổ máy tiến ra khơi.
4, Giải thoát con tin
Đúng nửa đêm hôm đó, xuất hiện một con thuyền cùng cỡ từ ngoài khơi từ từ tiến lại. Ba tiếng hú vang lên, con thuyền kia có 3 bóng đen, người thanh niên ria mép khẽ đáp lại bằng một mật hiệu. Hai chiếc thuyền chạm nhau, người thanh niên râu mép nhảy sang thuyền lạ tiến sát một tên râu dài đứng giữa. Lập tức một bóng đầu trọc nhảy lên thuyền chú Bêu. Một lát sau hắn ta xách một can to lồm còm quay lại con thuyền lạ. Đến lượt tên đầu trọc thứ hai nhảy sang, một loáng sau hắn cũng quay về với một chiếc can nặng trĩu. Lần lượt khuân xong 4 chiếc can lớn sang thuyền lạ. Một tên hất hàm ra hiệu người râu mép đã xong và có thể về thuyền hắn. Người râu mép nhanh nhẹn nhảy phắt về thuyền.
Ngay tức khắc, hai bóng đầu trọc lúc nãy bất ngờ khóa tay tên râu dài. Ông ta hoảng hốt rú lên chống đỡ, nhanh như cắt một tên rút súng ra dí vào cổ hắn khẽ khé rít lên:
-Im ngay, mời ông đi.
Tên râu dài không ngờ bị đồng bọn bỗng dưng vô cớ trở mặt nên quyết liệt chống cự, ngay tức khắc một cú đấm giáng xuống bụng hắn. Tên râu dài gục xuống tại chỗ. Hai tên kéo hắn sang con thuyền người thanh niên ria mép đang chưa kịp bỏ đi.
Do phát ra những tiếng động lớn. Lập tức trong khoang thuyền lồm cồm chui ra một tên to béo. Y lao ra vung một sợi xích quất mạnh vào 2 tên đầu trọc. Nhanh như cắt, một tên né kịp bèn tóm lấy cổ tay y giật mạnh. Bị quá đà y lao đến mép thuyền chới với. Thừa cơ tên đầu trọc tung ngay một cú đạp trời giáng vào mông. Y lao vù ra xa mấy chục mét, cắm đầu xuống nước.
Hai tên đầu trọc mau lẹ lôi tên râu dài sang thuyền thanh niên râu mép.
Lên đến thuyền chú Bêu. Một tên hỏi:
-Hai tên này xử lí sao?
-Vứt trở lại. -Một tên đáp
-Vứt mẹ nó xuống biển quách đi! Tên kia làu bàu.
-Không được!
Hai bóng đầu trọc và thanh niên ria mép lôi từ chiếc thuyền ra hai cái xác cũng đầu trọc, rồi ném sang con thuyền lạ! Còn người đàn ông râu dài bị đánh gục được chúng lôi về để cẩn thận vào khoang.
-Bật đèn lên, mở hết tốc lực! -Một tên đầu trọc hét lên uy lực.
Con thuyền gầm lên xé nước lao đi, trong khoang ánh đèn bật sáng. Một người đàn ông rau ria xồm xoàm đang nằm bất tỉnh giữa khoang làm. Bển rùng mình làm cặp râu mép giả rơi xuống:
-Trời…! B..Ố…!
Tân và Súc nhìn Bển không kìm được cười. Hai tên cùng lúc đưa tay lột cái vỏ cao su giả đầu trọc trên đầu xuống.
-Không sao đâu! Tớ chỉ đấm nhẹ 1 cú thôi, lát nữa ông sẽ tỉnh thôi mà. Tân khẽ nói rồi rút túi dơ lên một ống xi lanh.
Tân thanh minh:
-Cuộc giải cứu này quá bất ngờ với ông ta. Ông ấy tưởng hai tên đồng bọn trở mặt, nên chống cự. Tớ sợ mấy tên nữa trong khoang xổ ra thế là toi hết cả nút. Tớ đã chích một mũi thuốc mê này vào vai ông ta đấy. Yên tâm mai sẽ đâu vào đấy.
Pha giải cứu con tin thành công. Đêm hôm đó Bển giả đóng giả vai chú Bêu, Tân và Súc đóng hai tên đầu trọc nấp vào khoang. Khi tiếp cận con thuyền lạ, Bển nhảy sang nói chuyện với người râu dài, đó là bố Bển. Hai tên lạ mặt thay nhau vào thuyền chú Bển khuân dầu bị Súc và Tân nấp sẵn hạ gục, hạ xong tên thứ nhất tại chỗ, Tân giả vờ mang can sang, tên thứ 2 sang khuân bị Súc hạ thủ rồi khuân can sang. Sau đó Bển quay lại thuyền hệt như phi vụ đã xong. Bố Bển không nhận ra Bển và 2 tên đầu trọc kia chính là Tân và Súc. Nên ông đã chống cự.
-Chợt Bển tái mặt, nhanh lên…! chúng nó phát hiện ra đuổi theo thì có chết cả nút
-Yên tâm, thuyền nó sẽ chết dí ngoài biển, cùng lắm chỉ chạy vài chục hải lí. Sáng mai ta gọi cảnh sát ra hốt cả lũ
-Nó sẽ giết chúng ta, nó chạy nhanh lắm! -Súc hoảng hốt.
-Ha ha!. Không. Đêm qua lúc cậu đang hì hục múc cá thì tớ đã đi thay 4 cái can dầu kia bằng nước lã rồi, lát nữa chúng nó tỉnh lại đuổi theo thì toàn nước lã
Cả ba đứa tròng mắt nhìn Tân kinh ngạc, quả nó đã tính toán như quỷ thần.
– Này, tớ thấy thằng cha bị tớ gõ cái cờ-lê vào đầu lúc nãy, sao giống tên bắt cóc thế, chính hắn là thằng nhét giẻ vào miệng tớ và bịt mắt lại. Tớ cứ ngờ ngợ mãi nãy giờ, bây giờ tớ thật hối hận không quẳng nó làm mồi cho cá.
-Thật sao? Vậy bài toán đã giải xong rồi, Tân khẽ reo lên rồi bật dậy sung sướng.
Hắn tiếp:
-Không nghi ngờ gì nữa, con tàu cướp biển hung hãn với con thuyền gỗ lúc nãy chính là một bọn, đó là hai bộ mặt khác nhau của một con quỷ dữ. Một bên là nghèo nàn lương thiện để ngụy trang cho con quái vật. Theo đúng lich hôm qua chú Bêu phải cấp dầu cho nó, tớ cố dây dưa kéo thêm một ngày cho nó cạn hẳn nhiên liệu rồi tặng nó 4 can nước lã. Nay nó như hổ mất chân. Ngày mai đúng 5 giờ sáng chúng ta sẽ hốt một mẻ cá lớn nhất từ trước tới nay.- Tân hùng hồn tuyên bố.
-Việc trước tiên là cậu đưa ông cụ vào bệnh viện cho ông ấy hôì sức, việc này chỉ cần tớ và Súc là đủ. -Tân nhắc lại.
-Tớ thắc mắc một điều, sao sự việc bố tớ bị toán bắt cóc khống chế đã 2 năm. Chú Bêu cũng là người trong cuộc, sao không làm gì để cứu bố tớ, lại tiếp tay cho chúng?
-Không hoàn toàn thế, chú cậu cũng là một nạn nhân tội nghiệp. Cách đây hai năm sự việc xảy ra. Hồi đó tớ còn là tay sai vặt trong xưởng sửa tàu của lão Phất, qua những con tàu hỏng hóc đến sửa chữa, tớ biết tất cả. Cơn bão đó không lớn như mọi người nghĩ, không có ai chết cả. Bố Bển chết là cái cớ giả tạo. Bọn cướp biển đã bắt cóc ông ấy, và cố tình để chú Bển gần đó biết, lẽ đương nhiên chú ấy đã áp sát giải cứu. Lúc đó mọi người có mặt gần đó lo chạy bão nên không để ý đến vụ này. Do chúng nó đông lại vũ khí trang bị tận răng. Bố cậu và chú Bêu sớm bị quy phục. Trong hai người phải một người ở lại, một người được thả về. Nhưng không phải để lấy tiền chuộc, vì như vậy không sớm thì muộn sẽ bị bại lộ. Bọn chúng tham lam hơn thế, bắt chú Bêu phải cung phụng tất cả, hàng tuần phải mang nhất là dầu máy, cái sống còn cả những con tàu.
-Sao chúng mỗi lần cướp không cướp xăng dầu.- Súc lên tiếng nghi hoặc?
-Đấy, chúng nó cướp mọi thứ có thể, vì những vụ cướp lén mau lẹ trước khi bị cảnh sát tóm, nên đôi khi không lấy được dầu. Với lại đây là con tàu rất tốn kém nhiên liệu. Nên nhu cầu dầu phải cấp hằng tuần.
-Vậy bố Bển là một con tin ?- Súc hỏi.
-Đúng thế, nó dùng ông ấy để bắt chú Bêu cung phụng ngần ấy năm trời. Đổi lại bố Bển được an toàn. Mỗi lần chú Bêu mang dầu ra cho chúng, chú phải được đích thân gặp bố cậu như để xác nhận ông ấy chưa bị hại.
-Sao chú Bêu không mật báo cảnh sát?
-Tớ nghĩ chú Bêu lúc đầu đã có ý định đó, nhưng bố cậu đang được đối xử tốt, hơn nữa mỗi lần mang dầu ra cho chúng, chú ấy được trả rất nhiều tiền và vàng bạc. Đó là lí do vì sao chú ấy rất khá giả mặc dù không làm gì. Và đồng tiên ấy nhanh chóng tha hóa ông ta. Đến lúc nhận là là đồng lõa với lũ cướp biển lúc nào không hay.
-Trời, cậu cho là như thế?
-Cậu có thể có cách lí giải khác, ngay mai bố cậu tỉnh lại, cậu sẽ nghe ông ấy nói gì, có như tớ nói hay không nhé!
-Tớ cũng nghi nghi, từ khi bố tớ mất, à quên, bị nghi mất, chú ấy hơi trầm tư, và đổi tính, ít giao tiếp, a nữa, khi tớ đưa bức ảnh tớ chụp được con tàu quát vật. Chú Bêu thất kinh xám ngoét mặt mày. Tớ có cảm giác thần kinh ông ấy không ăn thua. Tớ nghĩ nếu ông ấy đích thân mà gặp con tàu này ngoài khơi như tớ, chắc lăn kềnh xuống biển lúc ấy rồi. Hóa ra … thật không ngờ.
-Trong 2 năm ấy chúng gây ra bao nhiêu vụ cướp táo tợn và không bị phát hiện, chúng đã lấy cướp đi hàng trăm tỉ không chừng- Tân kết luận
-Thế con tàu quỷ kia nó đâu mà không ai thấy ban ngày? Ban đêm thì lúc ẩn lúc hiện, hay nó là tàu ngầm, tàu tàng hình, hay tàu ma? -Súc cay cú như nhớ lại hồi nó bị bắt?
-Khả năng cướp biển sử hữu tầu ngầm là không thể. Còn tàu biết tàng hình như phù thủy hay tàu ma, dễ lắm chứ. Tân nheo mắt cười rồi nhìn ra biển đêm, một màn đêm dày đặc bao trùm.
5, Phá án.
Sáng hôm sau con thuyền hội Bển đã tới cảng, vừa đến cảng bố Bển cũng bừng tỉnh. Ông lão vừa mở mắt thì nhận ra xung quanh ông là vợ con bạn bè và đông đúc hàng xóm kéo sang nửa hiếu kì nửa vui mừng không xiết. Tất cả xúm xít bâu lấy người đàn ông có bộ râu dài vừa thoát khỏi giam cùm hải tặc. Một không khí như mở hội bao trùm xóm chài. Ông ta kể lại hai năm bị giam cùm và sống như một con tin trên biển. Tuy nhiên những gì ông biết về toán cướp kì lạ hầu như không nhiều hơn Tân hay Bển. Hằng ngày chúng để ông trên con thuyền gỗ cũ kĩ. Chúng bắt ông ta xâm nhập vào sâu trong cảng rồi bám theo những con mồi bở ăn nhất. Đêm đến ông phải nộp hết những thông tin có được về các chuyến tàu như để chúng lập kế hoặc đột nhập khống chế. Lúc chúng hành động thì ông bị bịt mắt và nhốt vào một buồng kín đến sáng hôm sau. Cứ thế đã hai năm nay, người ta biết ông như một ngư dân cần mẫn lương thiện.
-Mời bác lên đồn khai báo! đồng thời yêu cầu cảnh sát truy bắt bọn cướp, chỉ có bác mới tác động đến cảnh sát nhanh nhất. -Tân giục ông ta đi gấp, cuộc chiến mới chỉ bắt đầu.
Ngay tức khắc một đội chuyên án của cảnh sát Ba Roi được thành lập và tức tốc vạch kế hoạch tác chiến. Đúng chiều hôm đó họ đã bao vây khu vực khả nghi con tầu kì quái lẩn trốn xung quanh con thuyền gỗ lạ. Hàng chục chuyến thuyền cá của ngư dân đã tập trung đông lắm.
Đúng như nhận định của Tân, con thuyền hôm qua đã di chuyển một quãng không quá xa, lắc lư vô chủ nhưng nó đã chạy được một hướng có chủ ý. Trên con thuyền không còn một ai, kể cả hai tên hôm qua dừờng như đã tỉnh lại và tẩu thoát.
-Có gì đâu mà bắt, nó chạy từ đời tám hoánh ! -Một giọng nói thất vọng vang lên từ ai đó.
Đoàn thuyền dàn thành một vòng tròn và siết hẹp vòng vây về con thuyền gỗ.
Viên đại úy cảnh sát biển trong bộ áo phao vàng chóe cầm súng hạ lệnh:
-Bà con không được manh động, chúng tôi đã có phương pháp.
Bỗng có tiếng hét lớn:
-Không phải con thuyền bé con này, cái chúng ta cần bắt là một con thuyền cướp biển cao tốc và quái quỷ cơ.
-Chúng tôi đã thông báo cho interpol can thiệp, nó đã lẩn trốn ra khỏi hải phận chúng ta! Người cảnh sát đáp.
Tân tiến lại viên đại úy cảnh sát khẳng định:
-Không, nó không đi đâu cả, nó ngay dưới chân chúng ta, phía trước. Nó không thể đi đâu được nữa, chừng nào con thuyền gỗ trước mặt còn nằm đây. Tôi thề con thuyền quái vật không thể chạy đi đâu được!
Những ánh mắt đổ dồn về Tân.
Hắn tiếp:
-Tôi sẽ bắt tàu cướp biển ngay bây giờ bằng cái này!
Tân xách lên một cái can 30l
– Cậu hâm à? cậu đốt nó à, Súc nhìn Tân hốt hoảng.
-Yên tâm, chờ tớ!
Tân chèo con xuồng cứu nạn lại gần con thuyền bỏ không. Khi chạm vào, hắn cầm can nhảy sang và biến mất vào con thuyền gỗ.
Tất cả hồi hộp nhìn theo chăm chú.
Bỗng con thuyền gõ rung lên và tiếng động cơ giòn giã. Một làn khói đen lan tỏa xung quanh, bỗng chốc tất cả chìm vào lùm khói là là mặt nước. Tiếng động cơ tắt ngấm, màn khoải tản ra, trước mặt họ là một con quái vật đen ngòm lóp ngóp nổi lên tự bao giờ. Con thuyền gỗ lúc nãy mất dạng. Mọi người giật mình không giấu nổi vẻ kinh hãi, có tiếng hô lên:
– Chính nó, quân cướp biển , bắt lấy nó!
Bỗng Tân từ từ mở cửa mái chui lên đỉnh nóc con tàu kia. Nó đưa tay vẫy vẫy về phía Bển. Bển ghé thuyền và Tân nhảy phắt về.
-Trời, cậu làm nó nổi được à, thế con thuyền gỗ chìm rồi sao?
-Đúng vậy, nó chìm rồi!

-Thì ra trò ảo thuật này mà bọn chúng ẩn nấp lực lượng cảnh sát trong hai năm và giao rắc bao nỗi kinh hoàng. Chỉ là trò mèo này đây?
-Bển bỗng reo lên, tớ hiểu tại sao rồi. Đúng là quân xảo quyệt. Nhưng chúng nó đã tẩu thoát hết từ hôm qua rồi!
– Đúng vậy, chiều qua trước khi giải cứu bố Bển, tớ đã gửi điện cho bộ đội biên phòng đảo Phú Lâm mai phục trên bờ, vị trí ấy cách đảo 12 hải lí. Khi tàu hết nhiên liệu chúng tính trốn lên đó, và người ta chỉ giăng bẫy mà chờ. Nếu hôm qua nó không uống nhầm phải nước lã, có lẽ chẳng ai biết giờ đây nó đã ở đâu.
– Vậy, ván bài đã hạ hôm qua? Cả hội sửng sốt.
-Thực ra là thế, nhưng hôm nay chỉ là màn biểu diễn nhỏ. Tất cả bà con phải hiểu sự thật.
– Cậu! sao cậu không nói sớm. Mà thôi, thế này bất ngờ hơn, hóa ra mọi sự rất đơn giản!
– Phải, thực ra rất đơn giản, chúng đã ứng dụng tài tình của phát minh đầu thế kỉ trước. Con thuyền gỗ và con quái vật thực ra áp đáy vào nhau, con thuyền gỗ nổi thì con tàu sắt chìm, và ngược lại, khi bơm nước vào trong 1 ngăn nào đó trong tàu sắt nó nặng lên và chìm xuống đẩy con thuyền gỗ nổi. Khi bơm nước ra nó sẽ nhẹ và nổi lên mặt nước và lật con thuyền gỗ chìm xuống. Khi con tàu sắt bị bao vây nó sẽ thược hiện cú đảo mình ngoạn mục này. Khôn hơn là chúng biết dùng loại bơm phun khói đen và phun đều xung quanh để che mắt mọi người. Họ tưởng là nó đã biến hóa kì bí làm sợ hãi một vài người yếu bóng vía.
-Quả là cậu có con mắt nhìn xuyên ba thước nước! Nhưng do đâu mà cậu nghĩ ra vậy. Súc hoan hỉ hỏi.
-Tớ đã suy nghĩ cả mấy tuần nay. Cậu có nhớ lúc cậu bị chúng tóm không?
-Có!
-Cậu nhìn thấy trong con tàu là 8h10, vì do đồng hồ không số nên cậu nhầm, nếu lật ngược đồng hồ đó chính là 2h40 giờ sáng, khớp với đồng hồ cậu. Còn nữa, lịch treo tường chỉ 6/8 nhưng thực ra hôm đó là 8/9 nếu ta lật ngược lốc lịch.
-không hôm ấy là ngày 9/9. Súc cắt ngang
-Chính xác, nhưng không ai cần mẫn đến nỗi xé lịch vào nửa đêm mà phải đến sáng mai. Nên lịch vẫn còn để ngày hôm trước.
Hai đứa đần mặt ngỡ ngàng một lúc .
– Sao cậu lại cho vậy? -Súc thắc mắc.
-Chẳng ai trồng cây chuối để xem đồng hồ và lịch cả. Chính vì thế tớ mới đoán con tàu này đang nằm ngửa, rất khớp với khi nó nổi. Khi nó chìm nó trở lại bình thường với những tên cướp biển ngày ngày ẩn trong đó! Ta đã chứng kiến mỗi khi con tàu cướp biển biến mất thì con thuyền gỗ nổi lên ngay đó. Với tất cả những thông tin khác tổng hợp lại chứng minh hai con tàu đó lộn ngược dính sát vào nhau.
Bển và Súc vẫn còn ngẩn người nhìn Tân thì viên cảnh sát đã đi đến chỗ họ.
Tối hôm đó viên cảnh sát mời Tân lên trụ sở Ba roi. Đến tận chiều hôm sau, lúc Bển đang hí hoáy chuẩn bị cho một đêm ra khơi thì Tân xuất hiện.
-May quá, đang định đi tìm cậu, đêm qua ông cảnh sát nói gì?
-Ông ấy ghi nhận công lao của chúng ta, ông ấy ngỏ ý tớ hợp tác với mấy vụ án nữa, nhưng tớ còn nhiều việc lắm.
-Thế cậu vẫn đi biển với tớ chứ?
-Dĩ nhiên rồi Bển thân mến a, nhưng tớ có việc nên ra chào cậu đây
Bển hụt hẫng nhìn người bạn đang co ro trong gió chiều.
-Tớ phải đi đây, đã 3 tuần nay mẹ tớ ngày nào cũng giục tớ về thăm ngoại, hẹn sớm trở lại. Bển ôm chầm lấy Tân rồi siết lấy vai hắn:
-Sớm trở lại nhé!
Siết chặt tay bạn hồi lâu Bển mới chịu buông người bạn gầy gò lam lũ. Tân khoác lên vai chiếc áo bông đã sờn mà Bển vừa tặng hôm biển trở trời. Nó mỉm cười rồi từ từ đi về phía tây, bóng hắn nhỏ dần rồi tan biến trên bãi cát vàng lặng câm. Với tài năng còn nhỏ tuổi này, Nay mai, có lẽ hắn sẽ tiến xa trong nghành anh ninh? hay hắn sẽ là một nhà thơ như hắn vẫn từng ao ước? Dù sao Bển vẫn tin vào những điều tốt đẹp nhất .
Hết.
Ba Roi cuối thu 2009
(Giản Tư Hải- Truyện dài trinh thám)

Facebook
Twitter
LinkedIn
Telegram
Pinterest

Tham khảo thêm

Dịch vụ thám tử