Làm thế nào để thúc đẩy trẻ ở tuổi thanh thiếu niên (13 đến 19 tuổi)

Có nhiều lý do khiến trẻ ở tuổi thanh thiếu niên thiếu động cơ thúc đẩy để làm những việc mà cha mẹ muốn. (Bạn có thể nhận thấy rằng bọn trẻ không thiếu động cơ thúc đẩy để làm những thứ mà chúng muốn – nói chuyện điện thoại, chơi trượt ván, đi mua sắm, tiệc tùng,…) Bây giờ, tôi sẽ đề cập đến một số vấn đề khiến trẻ không có động cơ thúc đẩy:

1. Cha mẹ chì chiết và trẻ chống cự.

2. Trẻ nhận thấy tình yêu có điều kiện – “Con sẽ ngoan nếu như con sống theo những mong đợi của mẹ.” Điều này làm tổn thương và làm cho trẻ cảm thấy thất bại.

3. Trẻ không được phép thám hiểm sự phù hợp với chính bản thân trẻ. Trẻ được chỉ bảo, nhưng trẻ không được thám hiểm.Có bao nhiêu cha mẹ chỉ cho trẻ biết điều gì đã xảy ra, nguyên nhân, cách trẻ có thể cảm nhận về sự việc và trẻ cần phải làm gì?

4. Cha mẹ không cho phép trẻ học hỏi từ những thất bại – một động cơ tuyệt vời. Một cách tốt nhất để giúp trẻ học hỏi tinh thần trách nhiệm là để cho trẻ hiểu về tinh thần thiếu trách nhiệm. Cho phép trẻ thất bại và sau đó cảm thông và giúp trẻ khám phá điều gì đã xảy ra, cách trẻ cảm nhận về sự việc đó, trẻ học được gì qua thất bại đó và trẻ cần phải làm gì trong tương lai nếu như trẻ muốn khắc phục một thất bại khác.

5. Đánh giá động cơ để làm các công việc trong nhà, …mặt khác trẻ ở lứa tuổi này thường xuyên bị chỉ bảo thay vì được tham gia ý kiến và được nêu lên cách giải quyết vấn đề có hiệu quả đối với mọi người. Trẻ ở lứa tuổi thanh thiếu niên sẽ được thúc đẩy nhiều hơn để tham gia một kế hoạch mà trẻ cũng góp sức.

6. Cha mẹ mong đợi trẻ phải “nhớ để làm những công việc của trẻ” như thể đó là một cách thể hiện tinh thần trách nhiệm. Hầu hết những người lớn có trách nhiệm không nhất thiết phải là những cô bé, cậu bé thanh thiếu niên có trách nhiệm. Mặc dù trẻ ở tuổi này sẽ có động cơ thúc đẩy nhiều hơn khi theo một kế hoạch mà trẻ cùng tạo ra, nhưng chúng vẫn quên bởi vì chúng chưa có danh sách ưu tiên cao. Bạn hãy dùng khả năng phán đoán. Nếu bạn phải nói một điều gì đó thì bạn hãy hỏi “Chúng ta đã đồng ý những gì mà con đã quên?”

7. Người lớn cần ân cần và kiên quyết trong khi hướng dẫn cho trẻ chịu trách nhiệm – khi trẻ đã đồng ý tuân theo một kế hoạch. Ân cần nhắc nhở cũng dễ như không ân cần – thậm chí ân cần còn khiến cho mọi việc trở nên dễ dàng hơn bởi vì mọi người cảm thấy tốt hơn và sẽ làm tốt công việc hơn mà không cần phải dùng quyền lực. (Người lớn thường nhận lấy ý tưởng điên rồ rằng để giúp trẻ làm tốt hơn thì việc đầu tiên mà họ cần làm là hãy khiến trẻ cảm thấy tồi hơn).

8. Cha mẹ không dạy trẻ các kỹ năng giải quyết vấn đề qua các cuộc họp mặt gia đình và qua các buổi nói chuyện cá nhân.

9. Cha mẹ không giúp con trẻ học các kỹ năng quản lý qua việc cho chúng tham dự vào việc tạo ra các đồ thị theo dõi công việc hàng ngày. Hãy cho trẻ cùng tham gia.

10. Cha mẹ cho con họ quá nhiều thứ và sau đó thì lại băng khoăn tự hỏi tại sao con họ lại không đánh giá cao những thứ đó – và thay vào đó là chúng chỉ muốn nhiều hơn nữa, nhiều hơn nữa mà thôi.

11. Cha mẹ không biết cách từ chối “Bố mẹ yêu con, nhưng câu trả lời là Không.”

12. Cha mẹ quan tâm đến các kết quả ngắn hạn nhiều hơn các kết quả dài hạn. Ví dụ, bây giờ mẹ sẽ giúp con làm bài tập về nhà – mặcdù điều đó có nghĩa là con chẳng bao giờ làm bài tập hết khả năng bởi vì con quá bận rộn với việc chống đối.

Trích dẫn dưới đây lấy từ cuốn “Positive Time Out and 50 Other Ways to Avoid Power Struggles in Homes and Classrooms” cung cấp các ví dụ sống về 12 điểm đã nêu ở trên.

Bé Jake 8 tuổi, bé không làm bài tập về nhà. Cha bé tịch thu chiếc xe đạp của bé và bảo rằng bé phải nằm xuống đất cho đến khi nào bé làm bài tập (một phương pháp đình chỉ chơi tiêu cực). Người cha nghĩ rằng đó là một hậu quả logic đối với việc không làm bài tập. Jake giận giữ đến nỗi bé ngồi trong phòng và nghĩ cách từ chối làm bài tập về nhà hoặc chỉ làm vừa phải. Bé chắc chắn sẽ không làm hết khả năng.

Emma 16 tuổi không làm bài tập về nhà. Cha cô bé xin hẹn gặp để nói chuyện, trong buổi nói chuyện, cha cô hỏi “6 giờ 30 hay 7giờ 30 là giờ làm việc có hiệu quả nhất đối với con?” (Cha cô bé đã cho Emma một cơ hội để thừa nhận một số quyền của Emma, điều đó sẽ khiến Emma hợp tác với người lớn thay vì phòng thủ. Khi mọi người đang nóng giận, bạn hãy chờ đợi một thời gian ngắn trước khi thảo luận để cả bố mẹ và con cái có thời gian bình tĩnh lại. Mọi người sẽ ở thế tấn công hoặc phòng ngự nếu thảo luận lúc mọi người đang giận.) Emma nghĩ rằng cô biết điều gì sẽ đến và chọn làm bài tập vào lúc 6 giờ 30.

6 giờ 30, Emma ngạc nhiên khi cha cô bắt đầu hỏi “Bố băn khoăn không biết liệu con có yêu chính bản thân con bằng bố yêu con hay không?”

Emma cười và nói “Bố đang định nói tới điều gì vậy?”

Cha cô nói “À, bố chỉ muốn cho con biết rằng bố yêu con rất nhiều. Vì vậy, bố biết những điều quan tâm nhất của con. Bố chỉ băn khoăn tự hỏi con có yêu con nhiều như bố yêu con và con có nghĩ tới những điều quan tâm nhất của con hay không?”

Emma tỏ ra rất nghi ngờ “Bố định dụ con làm bài tập đúng không?”

Người cha trả lời: “Tại sao bố lại cố gắng dụ con làm bài tập của con nếu như con không nghĩ rằng điều đó tốt đối với con? Cả hai chúng ta đều biết rằng bố không thể khiến con làm bất cứ việc gì mà con không muốn. Tuy nhiên, bố sẽ sẵn sàng giúp con khám phá ra những gì tốt đối với con, và bố sẽ sẵn sàng giúp con lập ra một kế hoạch làm việc để con có thể hoàn thành những việc tốt nhất đối với con.”

Emma nói “Vâng. Con sẽ làm bài tập của con.” Bố cô bé mời Emma thảo luận về các vấn đề thay vì mắng mỏ hay trừng phạt, bởi vì bé sẽ phản đối, bực tức và kháng cự lại nếu như bố cô bé dùng hình thức đó. Emma nhanh chóng chỉ ra rằng làm bài tập về nhà là mối quan tâm nhất của cô.

Bố cô bé trả lời “Con yêu, công việc của bố không phải là lúc nào cũng đi nhắc con làm bài tập. Điều đó có vẻ như tạo ra sự mâu thuẫn giữa bố và con. Bố không muốn chúng ta dành thời gian cho nhau theo cách đó. Con sẽ không đồng ý làm bài tập của con nếu con không biết rằng nó là mối quan tâm nhất của con. Một bước xa hơn nữa nhé. Con có thể tìm sự giúp đỡ để tạo ra một lệ thường vào mỗi tối bao gồm cả thời gian tốt nhất để con làm bài tập. Con có thể chỉ cho bố thấy con sẽ tiếp tục làm những gì vào tối hôm sau. Bố tin tưởng con khi biết kế hoạch nào sẽ tốt nhất đối với con.”

Emma đồng ý. Tối hôm sau, cô bé đưa cho cha cô một bản kế hoạch:

3:30-4:00 Nghỉ ngơi thư giãn sau một ngày vất vả
4:00-4:30 Thời gian gọi điện cho bạn bè
4:30-5:30 Làm bài tập ở nhà
5:30-6:00 Nghỉ một chút trước bữa tối
6:00-6:30 Ăn tối
6:30-7:00 Hoàn thành bài tập ở nhà nếu trước đó chưa xong
7:00-8:00 Xem chương trình TV ưa thích

Sau khi xem xong kế hoạch của cô bé, cha cô nói “Ồ, đó có vẻ như một kế hoạch tốt. Bây giờ thì bản kế hoạch này sẽ là chủ của con chứ không phải là bố. Bố nghĩ con sẽ biết cách tổ chức cuộc sống của con.”

Tại sao trẻ không hợp tác

Nhiều cha mẹ không tin rằng con họ sẽ không trở nên hợp tác giống như trường hợp của Emma. Nếu các bậc cha mẹ này lập ra các trận chiến tranh về quyền lực thay vì hướng dẫn con cái dùng quyền lực của bé đúng cách, thì niềm tin của họ sẽ đúng – con họ không có khả năng cộng tác. Cha mẹ thường cho rằng khả năng cộng tác là “Con phải làm những gì mà cha mẹ nói.” Định nghĩa này không mang tính hợp tác; mà sẽ kiến con trẻ chống đối.

Khi trẻ không muốn hợp tác, cha mẹ và thầy cô giáo không thể tạo ra một môi trường hợp tác. Môi trường hợp tác là nơi mà trẻ thực sự được tham gia lập các kế hoạch, các hướng dẫn và vận dụng trí tuệ để giải quyết vấn đề. Nhiều trẻ thực hành nhiều hơn trong khi cố gắng bảo vệ quan điểm của bé bằng cách chống cự và phản đối thay vì bình tĩnh và hợp tác.

Emma quen với việc để cho bố mẹ giao trách nhiệm về những hoạt động của cô. Họ dành nhiều thời gian trong các buổi họp mặt gia đình để giải quyết vấn đề. Emma đã được tham gia vào việc lập ra các thường lệ (như đi ngủ, dậy, giờ ăn) ngay từ khi cô 2 tuổi. Cha mẹ cô thiết lập quá trình này ngay từ rất sớm.

Nguồn: Posdiscipline. Biên dịch: Ngô Thu Hiền. Nguồn Lamchame

Thám tử VDT

Facebook
Twitter
LinkedIn
Telegram
Pinterest

Tham khảo thêm

Dịch vụ thám tử