Hiện nay tại Việt Nam vấn đề bạo lực học đường đang là vấn đề nóng, đáng được quan tâm trong nhà trường. Ngày càng có nhiều vụ việc bạo lực học đường nghiêm trọng với mức độ cao. Bởi vậy mà việc đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục vấn đề này một cách hiệu quả là vô cùng cần thiết. Cùng tìm hiểu nguyên nhân cũng như biện pháp khắc phục vấn đề bạo lực học đường qua bài viết sau đây của Thám tử VDT nhé!

Thực trạng của bạo lực học đường hiện nay

Bạo lực học đường ngày càng gia tăng

Không chỉ riêng Việt Nam, các nước trên thế giới cũng tồn tại vấn nạn bạo lực học đường. Thông qua báo đài thì phần nào mỗi chúng ta cũng đã biết được thực trạng hiện nay của vấn đề này. Theo báo cáo của cơ quan phòng chống tội phạm liên hợp quốc thì mỗi năm trên thế giới ước tính có khoảng 4-6 triệu học sinh có liên quan trực tiếp tới bạo lực học đường. Dự báo con số này càng ngày càng tăng trong những năm tới. Chính vì vậy mà bạo lực học đường đang trở thành vấn đề nóng của giáo dục quốc tế.

Theo thống kê riêng tại Việt Nam thì bạo lực học đường vẫn diễn ra thường xuyên, rất nghiêm trọng. Ước tính một năm học trên toàn quốc xảy ra gần 1600 vụ học sinh gây hỗn đánh nhau trong và ngoài phạm vi trường học.

Đáng báo động hơn là các đối tượng tội phạm ngày càng có xu hướng trẻ hóa, có tới 75% thanh thiếu niên phạm tội nằm trong lứa tuổi học sinh, sinh viên. Mức độ phạm tội ngày một nghiêm trọng, hành vi bạo lực ngày càng phức tạp, tinh vi và đa dạng hơn rất nhiều.

Những vụ án về giết người, cướp giật hay hiếp dâm xảy ra với học sinh, sinh viên ngày càng nhiều. Đáng nói hơn thì thủ phạm lại chính là các em học sinh, sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường.

Xét ở khía cạnh khác thì bạo lực học đường không chỉ diễn ra theo hình thức đánh nhau mà còn dưới hình thức vị tra tấn về mặt tinh thần. Việc này gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới thái độ, tâm trạng, tính cách cũng như tinh thần của học sinh bị bạo hành về sau này.

Những nguyên nhân dẫn tới nạn bạo lực học đường

Do chính bản thân của nạn nhân

Nguyên nhân đầu tiên xét tới chính là do sự chuyển biến về tâm lý của bản thân học sinh. Trong giai đoạn tuổi từ 12-17 các em sẽ hình thành nhân cách con người mạnh nhất. Kèm theo đó là vấn đề về tâm lý không được ổn định, cái tôi cao mà không biết sử dụng đúng cách sẽ gây ra những hành vi sai lầm.

Trong giai đoạn chuyển tiếp này thì mọi tác động mang tính kích thích, khơi gợi xấu từ bên ngoài cũng sẽ khiến các em học sinh học theo dẫn đến các vụ đánh nhau tại trường học.

Nguyên nhân từ phía nhà trường

Một phần của nạn bạo lực học đường cũng có thể là do nền giáo dục của ta còn nặng về kiến thức văn hóa, mà đôi khi lãng quên đi những nhiệm vụ giáo dục con nhiều về cách ứng nhân xử thế.

Mặt khác thì cuộc sống thay đổi không ngừng, con người phải chạy theo đồng tiền mà vô tình xô ngã những giá trị quan trọng của nhà trường, đạo đức nghề nghiệp của một số bộ phần thầy cô giáo.

Nguyên nhân từ phía gia đình

Một phần nguyên nhân do gia đình thiếu quan tâm

Cha mẹ là người gần gũi với con cái nhất, nếu sự giáo dục từ cha mẹ chưa hợp lý, chưa hiệu quả, lại thường xuyên có những lời quát tháo, nặng lời, to tiếng với con cái cũng sẽ khiến trẻ có xu hướng bạo lực học đường nhiều hơn.

Với cuộc sống tấp nập, xô bồ mà các bậc phụ huynh không có thời gian dành cho con, quan tâm tới con. Nhiều người còn về nhà xả stress lên chính con cái của mình. Hoặc có những hành động bạo lực gia đình ngay trước mặt con cái.

Chính từ những hành động như vậy của cha mẹ sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển theo chiều hướng xấu của con sau này. Đáng nói hơn khi tình trạng này đang có xu hướng tăng nhanh cùng với nhịp phát triển của xã hội hiện đại.

Nguyên nhân từ phía xã hội

Nguyên nhân gây ra nạn bạo lực học đường không thể không nhắc đến những ảnh hưởng từ môi trường xung quanh xã hội như: phim ảnh, sách báo, game, đồ chơi….

Trẻ tiếp xúc với internet sớm khiến trẻ du nhập cho bản thân những hành vi mang tính kích động như những gì trẻ được xem.

Những giải pháp khắc phụ nạn bạo lực học đường

Để khắc phục hiệu quả vấn nạn bạo lực học đường, cần phải có những giải pháp mang tính thiết thực răn đe, xử phạt nghiêm ngặt.

  • Về phía học sinh cần phải có ý thức rèn luyện, nâng cao ý thức chấp hành nội quy, không thực hiện những hành vi bạo lực.
  • Thầy cô nên tổ chức phân nhóm học sinh cùng nhau học tập để cùng tiến bộ rồi nâng cao những nhận thức cho trẻ để trẻ tự khắc phục giúp nhau trong học tập.
  • Với những học sinh cá biệt, cha mẹ thầy cô cần có sự kết nối với nhau để uốn nắn cũng như điều hướng các em đi vào nề nếp, tránh sự phân biệt đối xử không công bằng.
  • Về phía nhà trường, cần chủ động trao đổi thông tin với gia đình, chính quyền địa phương để có thể năm bắt được những tình hình cụ thể của học sinh.

Kết luận

Bạo lực học đường là vấn đề không ai muốn nó nảy ra, nhưng để tránh điều đó xảy ra với con em, chúng ta cần áp dụng các giải pháp trên lại với nhau để đem lại hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên bạn cũng có thể sử dụng dịch vụ thám tử theo dõi giám sát con cái của văn phòng thám tử VDT để bảo vệ con bạn khỏi những hiểm nguy trong cuộc sống.

Facebook
Twitter
LinkedIn
Telegram
Pinterest

Tham khảo thêm

Dịch vụ thám tử