(Thám tử VDT) – Quy định mới về dịch vụ bảo vệ: Vệ sĩ vi phạm, đình chỉ doanh nghiệp
Doanh nghiệp có thể bị thu hồi giấy phép kinh doanh từ ba đến sáu tháng hoặc buộc ngưng hoạt động, nếu vệ sĩ vi phạm pháp luật.
Ngày 22/4, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành nghị định 52 về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ với nhiều điều khoản mới ràng buộc trách nhiệm các đơn vị kinh doanh ngành nghề được cho là nhạy cảm này. Theo nghị định này, để thành lập công ty bảo vệ thì phải có vốn pháp định là 2 tỉ đồng. Địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện phải ổn định ít nhất là một năm. Nghị định cấm các hoạt động vũ trang, điều tra bí mật, theo dõi , giám sát , dịch vụ thám tử tư dưới mọi hình thức.
Chưa rõ công cụ hỗ trợ
Năm 1995, hai công ty dịch vụ bảo vệ (gọi tắt là công ty vệ sĩ) đầu tiên ra đời tại TP.HCM là Yuki Sepre 24 (liên doanh nước ngoài đầu tiên) và Long Hải (công ty tư nhân đầu tiên). Tuy nhiên, đến năm 2001, nghị định 14/2001 về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ ra đời. Theo đó, các tổ chức, cá nhân có vốn nước ngoài không được thành lập và quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ. Cho nên, đến lúc này, công ty Yuki Sepre 24 được cho là công ty vệ sĩ có vốn nước ngoài gần như là đầu tiên và duy nhất được kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
Quy định mới cho phép doanh nghiệp trong nước hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài. Nhưng nghị định giới hạn, việc liên doanh chỉ được phép trong trường hợp đòi hỏi trình độ kỹ thuật, công nghệ mà phía Việt Nam chưa đáp ứng được. Đồng thời, phía nước ngoài phải là doanh nghiệp cùng ngành, có tổng giá trị tài sản doanh nghiệp ít nhất 500.000 USD và chỉ được góp dưới 50% vốn pháp định và tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp liên doanh. Ngoài ra, nhân viên bảo vệ phải là người Việt Nam.
Theo nghị định 14 và thông tư 07 ban hành năm 2001, vệ sĩ chỉ được sử dụng bộ đàm còn các công cụ hỗ trợ khác như roi điện, dùi cui, ma trắc… thì không được. Nhiều công ty vệ sĩ cho rằng, không có công cụ hỗ trợ, vệ sĩ gặp khó khăn khi làm nhiệm vụ và họ còn so sánh: “Trong khi tính chất hoạt động nguy hiểm, rủi ro như nhau, nhưng bảo vệ của nhà nước thì được, tại sao tư nhân thì không?” Nghị định mới chưa “giải” điều này mà chỉ quy định chung chung: vệ sĩ được trang bị công cụ nhưng số lượng, chủng loại, thẩm quyền trang bị… thì bộ Công an sẽ hướng dẫn.
Nhân viên vi phạm, đình chỉ doanh nghiệp
Một điểm mới nữa là vệ sĩ ngoài việc có đạo đức, lý lịch tốt có xác nhận của công an cấp xã nơi cư trú), phải học hết lớp 12 và có chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ do cơ quan công an cấp. Đại diện công ty bảo vệ Kiên Long cho biết lâu nay các công ty tự đào tạo vệ sĩ theo chương trình của mình, nay với quy định này việc đào tạo sẽ như thế nào? Ông Thiên cũng thắc mắc, với quy định này thì sẽ theo chương trình nào, thời gian bao lâu? Theo ông không thể có chuyện công an đi huấn luyện cho… vệ sĩ và “sát hạch” để cấp chứng chỉ và thu phí.
Ông Thiên băn khoăn trước quy định, vệ sĩ vi phạm pháp luật ngoài việc bị xử lý theo quy định thì doanh nghiệp có thể bị thu hồi giấy phép kinh doanh từ ba đến sáu tháng hoặc buộc ngưng hoạt động. Ông nói: “Chuyện vi phạm nên bị xử lý là đương nhiên, nhưng đình chỉ hoạt động sẽ ảnh hưởng đến hàng chục lao động khác. Quan chức, người có quyền vẫn vi phạm và họ sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân, không thể “đình chỉ” cơ quan họ đang quản lý. Trong trách nhiệm quản lý của mình, doanh nghiệp đồng ý bị liên đới trách nhiệm. Nhưng việc xử lý theo kiểu con dại cái mang như nghị định thì cần cân nhắc”.
Nghị định 52 cấm:
– Sử dụng vệ sĩ chưa qua đào tạo, chưa được cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ |
Thám tử VDT st