Dịch vụ thám tử không chỉ là một nghề được pháp luật bảo hộ, mà ở Nga dịch vụ thám tử tư còn là một nghề chỉ dành riêng cho giới nhà giàu, bỡi vì chi phí cho một phi vụ không thấp chút nào. Các thám tử tư nhân có thu nhập 3 triệu rúp/năm.

Thám tử không chỉ là một nghề được pháp luật bảo hộ, mà ở Nga dịch vụ thám tử tư còn là một nghề chỉ dành riêng cho giới nhà giàu, bỡi vì chi phí cho một phi vụ không thấp chút nào…Với thù lao 15.000 USD, một số bậc phụ huynh giàu có tại Nga thuê thám tử nghe lén điện thoại, chụp hình, dò tin nhắn, theo dõi các mối quan hệ của quý tử nhà mình.

Mục tiêu của công việc này là phát hiện các quan hệ mờ ám, hiện tượng nghiện ma túy và rượu, cũng như sự liên quan với thế giới hình sự, với các cô gái dễ dãi. Một điểm đặc biệt có trong các hợp đồng dịch vụ là thuê thám tử theo dõi về tình hình con cái chi tiêu tiền của cha mẹ ra sao.
Tất nhiên loại dịch vụ trên không dành cho người nghèo. Để nghe trộm được điện thoại di động trong một tuần người ta phải trả 10.000 USD, vì trong việc này cần có trang bị kỹ thuật đặc biệt.
Tuy nhiên vẫn nảy sinh các tình huống bất khả kháng. Ví dụ, người mẹ tổ chức theo dõi con mình, nhưng người cha thì phản đối. Hơn nữa người cha có thể đe dọa “lột mặt” thám tử tư, hay thuê các nhân viên bảo vệ “ngăn chặn” các hoạt động do thám.
Tất cả các thám tử đều cho biết đó là việc nặng nề và không dễ chịu, khi phải chạy khắp thành phố theo những đứa trẻ lêu lổng. Có những bậc cha mẹ phải liên tục nhờ đến hãng thám tử, vì không thể giáo dục lại nổi những đứa trẻ như vậy, cho dù có theo đuổi chúng hàng tháng trời.
Dịch vụ thám tử không chỉ là một nghề được pháp luật bảo hộ, mà ở Ngan dịch vụ thám tử tư còn là một nghề chỉ dành riêng cho giới nhà giàu, bỡi vì chi phí cho một phi vụ không thấp chút nào…Cha mẹ càng giàu, càng danh tiếng thì các thám tử càng khó kiểm soát con của họ, vì họ can thiệp vào mọi chuyện, chỉ đạo mọi thứ là cần hành động thế nào, và họ luôn không hài lòng với kết quả. Nhiều khi họ thể hiện là không biết gì trong việc giáo dục con, mà chỉ biết nói theo quan hệ tiền – hàng.
Pháp luật Nga nghiêm cấm việc thu thập thông tin về cuộc sống cá nhân, về chính kiến của công dân, nhưng theo các thám tử tư cho biết, việc thu thập thông tin về hành vi vi phạm pháp luật không phải là xâm phạm bí mật đời tư. Ví dụ, họ không chú ý đến việc con của khách hàng có hoạt động tình dục hay không, nhưng họ có thể theo dõi những đứa trẻ đó nhận được bao nhiêu tiền tiêu vặt và chi phí bao nhiêu. Nếu chúng tiêu nhiều hơn, thì thu nhập đó từ đâu ra – từ phạm pháp hay từ hoạt động nào khác.
Có những trường hợp thám tử phát hiện được trẻ em phạm tội, nhưng cha mẹ lại tìm mọi cách để việc đó không được báo tới cảnh sát. Khi đó hãng thám tử hành động theo luật về hoạt động điều tra và bảo vệ tư nhân.
Theo một số tình tiết vụ án hình sự được khởi tố khi có yếu tố phạm tội, không phụ thuộc vào việc nạn nhân có làm đơn yêu cầu hay không. Còn thám tử nếu không tiết lộ về việc đó, thì bản thân đã vi phạm pháp luật.
Công ty thám tử tư VDT – Văn phòng thám tử Hà Nội
Facebook
Twitter
LinkedIn
Telegram
Pinterest

Tham khảo thêm

Dịch vụ thám tử