Tham tu tu VDT – Nghiên cứu, phân tích tình hình kinh tế Việt Nam: Năm 2011, lạc quan với kinh tế Việt Nam
Rủi ro lớn nhất của nền kinh tế VN là tỉ giá hối đoái biến động nhưng sẽ được điều chỉnh hợp lý vào năm 2011.
“Dù nền kinh tế VN hiện còn một số yếu tố rủi ro nhất định nhưng với những chuyển biến hợp lý và kế hoạch giải quyết khó khăn về kinh tế vĩ mô quyết liệt của Chính phủ, tôi rất lạc quan và tin vào kinh tế VN năm 2011”.
TS Lê Xuân Nghĩa, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, khẳng định như vậy tại hội thảo “Nhận diện cơ hội và rủi ro năm 2011 – Từ vĩ mô đến ngành và thị trường chứng khoán” do Quỹ Đầu tư An Phúc và Cổng Thông tin tài chính Vietstock tổ chức sáng 18-12 ở TPHCM.
Đẩy lùi rào cản
Nhìn nhận một năm qua, TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng VN đã tạo ra một tiền lệ chưa từng có trong nền kinh tế. Trong đó, dễ thấy nhất là đồng tiền VN liên tục giảm giá so với USD, trong khi hầu hết các nước trên thế giới thì ngược lại.
Chưa kể, tại những ngân hàng thương mại, các chỉ số tín dụng “lộn tùng phèo”, không biết đâu là dòng tiền ngắn hạn, đâu là dài hạn. Lãi suất huy động tiền gửi ngắn hạn lại cao hơn dài hạn. Tỉ giá hối đoái giữa thị trường niêm yết và thị trường tự do chênh lệch cao, đến 10%.
Tuy nhiên, TS Nghĩa cho rằng những yếu tố này xuất phát từ điều hành chính sách chứ không phải ở bản thân thị trường. Ông cho biết Chính phủ sẽ thành lập ban chỉ đạo điều hành và xử lý các vấn đề vĩ mô nêu trên để năm 2011 nền kinh tế VN ổn định hơn.
Vấn đề khó khăn nhất là tỉ giá hối đoái sẽ được chú trọng. Ông Nghĩa cho biết nếu tăng lãi suất trong giai đoạn này để ổn định tỉ giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp vì lãi suất thực dương hiện đã đến 5%.
Vì vậy, cơ quan tư vấn chính sách phải áp dụng mô hình ổn định tỉ giá vừa duy trì lãi suất cao vừa phải dùng biện pháp can thiệp bằng bán ngoại tệ. Sau đó, khi tỉ giá ổn định, sẽ thực hiện giảm dần lãi suất, có thể sẽ lùi về 12% trong quý I/2011 và 10% trong quý III/2011.
Bên cạnh đó, theo TS Nghĩa, nhiều khả năng Chính phủ sẽ cho mở lại sàn vàng lớn ở Hà Nội và TPHCM, giao cho một đơn vị quản lý để tạo thanh khoản và ổn định thị trường vàng.
Hút được vốn vào chứng khoán
Tại hội thảo, các chuyên gia cũng cho rằng dòng tiền sẽ đổ mạnh vào chứng khoán nếu kinh tế vĩ mô ổn định hơn trong năm tới.
Ông Lê Văn Thanh Long, chuyên gia đến từ Công ty CP Chứng khoán SME, cho rằng khi vấn đề ổn định tỉ giá được giải quyết tốt, không còn cơ chế hai giá như hiện nay thì sẽ thu hút được dòng vốn của nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường chứng khoán.
Ngoài ra, theo ông Long, năm 2010, các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán đã phát hành cổ phiếu, thu hút vốn về rất nhiều. Dòng tiền này chắc chắn sẽ quay trở lại thị trường khi nền kinh tế ổn định hơn. TS Lê Xuân Nghĩa nhận xét chỉ số P/E, P/P của VN đang được đánh giá là rất rẻ nên có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và tổ chức nước ngoài.
Không quá lạc quan vào thị trường chứng khoán VN năm 2011 nhưng đem thị trường chứng khoán Mỹ thời gian qua ra phân tích, thạc sĩ Lê Đạt Chí, Trưởng Bộ môn Đầu tư tài chính-Khoa Tài chính doanh nghiệp – Trường ĐH Kinh tế TPHCM, cho rằng xác suất tăng điểm mạnh vào khoảng tháng 4 đến tháng 6-2011 là rất lớn.
Các lý do chính để đưa ra nhận định này là chứng khoán Mỹ nhiều khả năng tăng điểm vào nửa đầu năm 2011; vào thời điểm vừa nêu, áp lực lãi suất, lạm phát chưa lớn. Thống kê cho thấy 10 năm qua, các tháng 3, 4 và 12 là những tháng có tỉ suất sinh lời cao nhất và tăng điểm nhiều nhất trong năm.
Tạo đà tăng trưởng cao và bền vững
Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 8, cùng với việc đánh giá nền kinh tế 8 tháng qua, Chính phủ bàn thảo kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2011. Mục tiêu xuyên suốt của năm kế hoạch này là nỗ lực phấn đấu thúc đẩy sản xuất phát triển, lấy lại đà tăng trưởng của nền kinh tế; ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển bền vững. Phấn đấu năm 2011, tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 7 – 7,5% so với năm 2010.
Nắm bắt thuận lợi, khó khăn
Việc Chính phủ xây dựng mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức 7- 7,5% so với năm 2010 và cao hơn hẳn so với mức tăng trưởng GDP 5,2% của năm 2009, được tính toán, cân nhắc dựa trên bối cảnh thuận lợi, cũng như khó khăn của tình hình kinh tế thế giới cũng như nội lực đất nước.
Năm 2011, kinh tế thế giới tiếp tục được dự báo sẽ phục hồi với mức tăng trưởng khá cao. Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2011 là 4,3%, trong đó khu vực châu Á là 6,8% và các nước ASEAN-5 là 6,5% (trong nhóm này tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được dự báo đạt mức 6,8%), song vẫn chứa đựng những bất ổn khó lường. Những biến động của kinh tế thế giới, nhất là những xu hướng được hình thành trong năm 2010 có những tác động tới phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam trong năm 2011, nhất là đối với tỷ giá ngoại tệ, chính sách tiền tệ và giá cả, xuất nhập khẩu, đầu tư, lao động và việc làm.
Về tình hình trong nước, năm 2011, nền kinh tế nước ta có những thuận lợi căn bản, đó là những thành tựu to lớn của 25 năm đổi mới đất nước; cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN đã hình thành, ngày càng hoàn thiện; năng lực của nền kinh tế và hệ thống cơ sở hạ tầng được tăng cường. Sau thời gian bị suy giảm do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, trên tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đã phục hồi nhanh và đang dần lấy lại đà tăng trưởng cao, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Các cân đối kinh tế vĩ mô, như thu chi NSNN, tiền tệ, tín dụng đang diễn biến theo chiều hướng tích cực. Bội chi NSNN giảm dần, xuất khẩu tăng nhanh góp phần giảm thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế. Lạm phát được kiềm chế. Tuy nhiên nền kinh tế nước ta cũng gặp phải một số khó khăn đó là hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém sẽ là cản trở lớn cho sự phát triển; thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu, dịch bệnh có thể tác động xấu đến sự phát triển của các ngành, trước hết là sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân.
4 giải pháp lớn
Với những thuận lợi, khó khăn trên, để đạt được mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2011, Chính phủ đã xây dựng 4 giải pháp lớn.
Trước hết là phải tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Theo đó, các ngành thực hiện các chính sách và giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, an toàn, hiệu quả và có tính cạnh tranh cao. Cụ thể sẽ công khai hóa quy hoạch tổng thể các vùng, các tỉnh, danh mục các lĩnh vực, địa bàn thuộc diện cấm kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện. Rà soát lại hệ thống pháp luật hiện hành, nhất là các quy định về thủ tục hành chính; bãi bỏ các quy định không cần thiết, không hợp pháp; thực hiện nghiêm túc quyết định cắt giảm 30% thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, tiếp tục xóa bỏ các bao cấp hiện có dưới các hình thức đối với doanh nghiệp nhà nước. Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích các thành phần kinh tế, kể cả doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư, kinh doanh tại các vùng khó khăn. Đặc biệt quan tâm hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại, tiếp cận thông tin thị trường.
Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua chính sách tài chính, tiền tệ cũng là giải pháp quan trọng được Chính phủ đặt ra trong năm 2010. Cụ thể, Chính phủ sẽ yêu cầu các ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu đối mới để hoàn thiện hệ thống thuế theo hướng hội nhập và các cam kết với thế giới và khu vực. Đồng thời vẫn bảo đảm đơn giản hóa các thủ tục tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân. Tiếp tục đổi mới chính sách chi tiêu và cơ cấu chi tiêu song song với kiểm tra, kiểm toán, thanh tra công khai, minh bạch và công bằng. Tiếp tục điều chỉnh chính sách tiền tệ chủ động, linh loạt, thận trọng; bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, đáp ứng yêu cầu phương tiện thanh toán cho nền kinh tế đồng thời phải bảo đảm tính thanh khoản và hoạt động lành mạnh của các ngân hàng. Bên cạnh đó, tiếp tục điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm phù hợp với mục tiêu phát triển và điều kiện thực tế của thị trường tài chính, tiền tệ và nền kinh tế, trong đó sử dụng linh hoạt các công cụ lãi suất để giảm dần lãi suất tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sản xuất kinh doanh.
Năm 2011 cũng là năm kiên trì chủ trương xóa bỏ bao cấp qua giá, thực hiện chính sách giá theo cơ chế thị trường. Thực hiện quản lý nhà nước về giá đối với một số hàng hóa, dịch vụ độc quyền phù hợp với cơ chế thị trường và nguyên tắc của hội nhập kinh tế quốc tế.
Trên quan điểm tiếp tục chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, năm 2011 Việt Nam sẽ tập trung chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hội nhập, kết nối nền kinh tế Việt Nam với kinh tế khu vực và kinh tế thế giới, thiết lập một nền kinh tế cân bằng hơn giữa trong nước và ngoài nước, khắc phục sự chia chắt giữa xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Cụ thể, trong năm 2011, phải tạo được những chuyển biến quan trọng ban đầu cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như cơ cấu nội bộ từng ngành theo hướng: phát triển công nghiệp và dịch vụ phục vụ nông nghiệp và chế biến các sản phẩm nông, lâm thủy sản; tập trung phát triển các ngành có lợi thế cạnh tranh, có tác động lan tỏa và có đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế; hình thành và từng bước phát triển một số ngành nhằm tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp Việt Nam tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu, như ngành công nghiệp hỗ trợ. Xác định cụ thể, vị trí, vai trò của khu vực kinh tế nhà nước để tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước. Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho khu vực kinh tế ngoài nhà nước theo hướng tạo điều kiện thực sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, từng bước thu hẹp tỷ trọng của khu vực kinh tế nhà nước trong toàn nền kinh tế. Năm 2011, Chính phủ chỉ đạo sẽ tăng cường các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu, giảm nhập siêu bằng việc quản lý chặt chẽ, có hiệu quả các hoạt động nhập khẩu thông qua các biện pháp không trái với các quy định của WTO. Tiếp tục thực hiện các mục tiêu và định hướng chiến lược phát triển về các mặt hàng xuất khẩu có nhiều tiềm năng và có nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới và đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu.
Thu Hạnh
Theo Bao HP
Công ty thám tử tư VDT
Tags: Cong ty tham tu cong ty tham tu tu cung cấp thông tin Công ty thám tử tư VDT Công ty thám tử VDT dịch vụ thám tử dịch vụ thám tử tư haiphong detective haiphong private detective hanoi detective nghe tham tu saigon private detective Tham tu tham tu chung khoan Tham tu Da Nang tham tu hai phon tham tu ha noi tham tu lung danh tham tu mobile tham tu pha an tham tu tu tham tu tu da nang tham tu tu Hai Phong tham tu tu ha noi tham tu tu sai gon Thám tử thám tử conan thám tử hà nội thám tử hải phòng thám tử sài gòn thám tử tham tu thám tử tư thám tử tư tp.hcm thám tử tư VDT thám tử VDT thám tử việt nam thám tử đà nẵng trinh thám truyện truyện thám tử truyện trinh thám TRÒ CHƠI THÁM TỬ tìm người thân van phong tham tu tu văn phòng thám tử