Thủ tục Giám định Gen – ADN


1. Thủ tục trưng cầu giám định:

– Quyết định trưng cầu giám định của Tòa án hoặc công văn yêu cầu giám định (đối với tổ chức), đơn yêu cầu giám định (đối với cá nhân).

– Các hồ sơ tài liệu khác có liên quan.

– Cơ quan giám định tư pháp sẽ trực tiếp thu mẫu so sánh của những người có liên quan theo đúng trình tự pháp luật và chuyển hồ sơ tài liệu đến Bộ Công an để thực hiện giám định.

2. Thời gian giám định:

– Tùy theo từng vụ việc cụ thể mà có thể từ 15 – 45 ngày làm việc.

3. Chi phí bồi dưỡng giám định:

– Cơ quan giám định tư pháp về kỹ thuật hình sự thu chi phí thực tế phát sinh thu mẫu so sánh.

– Cơ quan giám định tư pháp Bộ công an thu chi phí bồi dưỡng giám định.

4. Hướng dẫn thu mẫu ADN

Việc thu mẫu giám định GEN cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của quá trình thu mẫu. Vì vậy, tốt nhất nên liên lạc với Cơ quan giám định tư pháp về Kỹ thuật Hình sự để được các giám định viên thu đúng và đủ mẫu, tránh sai sót ảnh hưởng đến kết quả phân tích.

Trường hợp ở xa, khi thu mẫu cần đọc kỹ các qui định và hướng dẫn, đồng thời cam kết trách nhiệm với mẫu tự thu.

Thu mẫu để giám định GEN:

1. Thu mẫu máu:

– Có thể dùng Bơm tiêm nhựa hoặc dùng kim trích sạch, đã khử trùng, trích lấy 2 -3 giọt máu ở đầu ngón tay (tốt nhất là ngón đeo nhẫn bên trái) hoặc lấy khoảng 0,5 – 1ml máu tĩnh mạch, thấm lên gạc y tế hoặc vải sợi bông sạch vào cùng một vị trí, để khô tự nhiên ở nơi thoáng gió (không làm khô bằng cách sấy nóng hoặc phơi nắng sẽ làm hỏng mẫu), đóng gói riêng rẽ vào phong bì giấy có ghi chú đầy đủ.

– Với trẻ sơ sinh hoặc trẻ quá nhỏ, có thể dùng kim trích thu mẫu máu ở gót chân.

2. Thu mẫu tóc:

– Dùng tay nhổ 10 – 15 sợi tóc còn chân tóc để dính vào tờ giấy trắng sạch, gói lại và cho vào phong bì, dán kín, ghi chú đầy đủ thông tin về mẫu (không lấy tóc bị đứt, tóc rụng tự nhiên và cắt tóc).

3. Thu mẫu tế bào niêm mạc miệng:

– Dùng khoảng 2 – 3 que tăm bông sạch đã cắt bỏ một đầu. Phần đầu bông còn lại cho vào thành má phía trong của khoang miệng, vừa chà xát vừa xoay nhẹ. Đặt tăm bông đã thu mẫu vào tờ giấy trắng sạch. Để khô tự nhiên, đóng gói riêng rẽ, ghi chú đầy đủ thông tin về mẫu.

4. Thu mẫu giây rốn:

– Mẫu giây rốn phải đảm bảo khô, không được thối, mốc. Trong trường hợp mẫu tươi,cắt một phần nhỏ 0,5cm bảo quản trong tủ lạnh sâu cho đến khi gửi tới giám định.

Mẫu thu từng trường hợp:

1. Giám định huyết thống trực hệ Cha – Mẹ – Con:

– Thu mẫu người con, người cha và hoặc mẹ để làm rõ quan hệ huyết thống cha với con hoặc mẹ với con.

– Trong trường hợp nghi ngờ sự nhầm lẫn khi sinh con, cần thu đủ cha mẹ và con để xác định huyết thống cha – mẹ – con.

2. Giám định huyết thống không trực hệ:

– Giám định nhằm làm rõ quan hệ huyết thống anh em trai có cùng bố hay không.

– Giám định qua họ hàng: Ông nội – cháu trai. Chú, bác – cháu và những người có quan hệ huyết thống theo dòng  tộc thì thu mẫu những người cần giám định huyết thống theo dòng tộc nam giới.

– Giám định quan hệ huyết thống theo dòng mẹ: Có giá trị với những người có cùng mẹ, bà ngoại, cô, dì hoặc bác cùng quan hệ theo dòng mẹ.

Lưu ý: Với các trường hợp Giám định huyết thống không trực hệ, người yêu cầu giám định cần liên hệ trước để cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cũng như nhận được các yêu cầu mẫu thu do giám định viên yêu cầu.

Dịch vụ thám tử tư VDT cung cấp Giám định Gen – ADN để xác định nhân thân (huyết thống) phục vụ cơ quan điều tra tố tụng cũng như các nhu cầu dân sự khác (tranh chấp con cái, chia tài sản thừa kế, xác định thân nhân hài cốt)…

===========================
CÔNG TY THÁM TỬ TƯ VDT
Facebook
Twitter
LinkedIn
Telegram
Pinterest

Tham khảo thêm

Dịch vụ thám tử