“Cô Cai Shaohong, 29 tuổi, làm việc tại Quảng Châu, đã chấm dứt cuộc hôn nhân của mình vào tháng 6-2005 khi phát hiện một bức ảnh chồng

Chuyện “phòng nhì” đang trở lại Trung Quốc (TQ), tốc độ tỉ lệ thuận với sự giàu có ngày càng tăng. Cùng với nó là nhiều chuyện đau đầu khác, cũng xuất hiện ngày càng nhiều trên báo chí TQ.

Ngay trong số ra đầu năm, đề tài bồ nhí đã xuất hiện trên tờ nhật báo China Daily bằng mẩu tin về việc số vụ các bà vợ tranh chấp bất động sản với bồ nhí của đức ông chồng ngày càng nhiều.

Như Tòa án nhân dân thành phố Thụy Kim (tỉnh Giang Tây) cuối năm ngoái vừa xử vụ vợ ông Wang là bà Li kiện bà Liu, bồ nhí của chồng. Liu là một phụ nữ đã ly dị, gặp và “kết” ông Wang năm 2004.

Họ mua một ngôi nhà và sống chung, sau đó ông Wang tặng ngôi nhà cho Liu. Biết chuyện, bà Li kiện bà Liu để đòi nhà.Tòa xử do ngôi nhà ông Wang mua khi vẫn chung sống với vợ nên đó là tài sản chung của hai vợ chồng.

Một khi ông Wang đem tài sản chung tặng bà Liu mà không hỏi ý kiến vợ, tức là quyền sở hữu nhà của vợ ông đã bị vi phạm nên vụ cho nhà bị phán là bất hợp pháp.

Giáo sư luật Yang Dawen của Đại học Nhân Dân ở Bắc Kinh được China Daily hỏi về vụ xử, nói ông đồng ý với phán quyết của tòa, có điều theo ông, người vi phạm quyền sở hữu nhà của bà Li không phải là bồ nhí của chồng, mà chính là ông Wang chồng bà, và lẽ ra bà Li phải kiện ông Wang chứ không phải kiện bồ nhí chồng mình.

Trong vụ thứ hai, xảy ra ở Tòa án nhân dân quận Cổ Lâu ở thành phố Nam Kinh (tỉnh Giang Tô), tòa lại xử thua bà vợ Qian Ya của ông Wu Haiyang. Ông này cho bồ nhí của mình là Xiao Yun 210.000 tệ (khoảng 25.900 USD), bị vợ phát hiện và kiện ra tòa.

Giữa tháng mười hai, tòa xử tuy quan hệ của ông Wu và bồ nhí là vi phạm qui chuẩn đạo đức xã hội, nhưng luật không cấm bà Xiao nhận tài sản từ một người đàn ông có vợ. Và do ông Wu lấy tài sản chung của ông và vợ cho người khác nên người phạm luật là ông Wu chứ không phải bồ nhí của ông!

Hiện tượng bồ nhí lan tràn đến mức các luật sư đã nghĩ tới quyền lợi pháp lý cho những cô vợ hờ này. Theo ông Yang, thái độ xã hội TQ tới nay là: tuy luật hôn nhân gia đình không bảo vệ quyền sở hữu của các cô bồ nhí, nhưng “mọi việc cũng còn tùy”.

Ông Yang kể lại một vụ ở tỉnh Tứ Xuyên: khi một cô bồ nhí được người đàn ông mình hầu hạ cấp cho một khoản thừa kế, nhưng bà vợ cả lại lấy hết khi ông này qua đời. Cô bồ nhí kiện ra tòa thì bị xử thua, điều mà giáo sư Yang cho rằng “vi phạm luật thừa kế”.

Theo China Daily, cùng với tình trạng bồ nhí là việc ly hôn ngày càng phổ biến. Hiện nay TQ có cả một đội ngũ luật sư liên quan tới lĩnh vực này: từ luật sư ly hôn tới chuyên gia tư vấn ly dị, ly thân; chưa kể những văn phòng thám tử tư chuyên giúp các bà chụp ảnh “tại trận” các ông chồng để làm bằng cho việc chia tay.

Theo nhà tâm lý Yuan Rongqin ở Quảng Châu, đời sống ngày càng dư dả khiến chủ nghĩa cá nhân trong xã hội TQ ngày càng tăng. Ông giải thích: “Người ta có nhiều sự lựa chọn hơn trong đời sống tình dục”.

Còn luật sư Lu Ying – đang điều hành một Trung tâm Nghiên cứu về phụ nữ và những vấn đề giới tính Quảng Châu – cho rằng đời sống khá hơn khiến quan niệm về hôn nhân cũng dần thay đổi. “Trước đây, người ta chỉ nghĩ tới việc sống với một người cả đời thì nay đã nghĩ tới chất lượng hôn nhân, mà theo họ, nếu hôn nhân kém chất lượng thì cần phải chấm dứt”.

Cùng với chuyện các ông có bồ nhí, chuyện các bà dễ dàng cắt đứt quan hệ khiến số vụ ly dị ở TQ gia tăng mạnh. Đặc biệt chúng tăng vọt sau tháng 10-2003, khi Chính phủ TQ đơn giản hóa thủ tục ly hôn, bác bỏ yêu cầu là việc ly hôn phải được cơ quan hai bên (chồng, vợ) chấp nhận. Nay chỉ cần đem giấy đăng ký kết hôn, giấy tùy thân, ảnh cá nhân và đơn ly hôn là cuộc ly dị sẽ được chấp nhận.

Vì thế, một thủ tục trước kia vốn phiền hà nay có thể diễn ra chớp nhoáng trong 10 phút. Cho đến cuối năm ngoái, số vụ ly hôn ở TQ đã tăng gấp năm lần mức năm 1979. Những vụ ly hôn nhanh này đã dẫn tới một hiện tượng xã hội được báo chí TQ gọi là “ly hôn chớp nhoáng” (đối lại với “kết hôn chớp nhoáng”).

Một số tờ báo TQ còn nêu ra một số cặp “lấy nhau buổi sáng, cãi nhau buổi trưa và bỏ nhau buổi chiều”. Tỉ lệ thuận với sự tăng trưởng kinh tế, tỉ lệ ly hôn ở thành thị cao hơn nông thôn. Chỉ tại Bắc Kinh, trong năm 2005 số vụ ly hôn đã tăng gần 50%.

TRẦN ĐỨC THÀNH (Theo China Daily)

Theo VietBao

Facebook
Twitter
LinkedIn
Telegram
Pinterest

Tham khảo thêm

Dịch vụ thám tử