Thám tử tư VDT – Dịch vụ sao chép tin nhắn của Vinaphone với hàng loạt kẽ hở chết người đã và đang trở thành nỗi ám ảnh bị đánh cắp bí mật thông tin của hàng triệu thuê bao trên toàn quốc.

Dù đã hết sức cẩn trọng: cài đặt mã cho điện thoại, xóa sạch tin nhắn ngay sau khi đọc… nhưng ròng rã 5 tháng trời, anh X. (Q.Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn không hiểu vì sao mình liên tiếp bị vợ bắt quả tang lăng nhăng với bồ nhí. Cho đến một ngày anh chết đứng người khi biết vợ mình dùng dịch vụ sao chép tin nhắn (copy sms) của nhà mạng Vinaphone để theo dõi.

Bị vợ nghi ngờ ngoại tình từ lâu, nhưng câu chuyện gia đình anh X. chỉ vỡ lở khi chị vợ trưng ra bằng chứng là toàn bộ số tin nhắn mùi mẫn mà anh trao đổi với “người thứ ba”. Đơn giản là cách đó vài tháng, vợ anh đã dùng máy điện thoại của chồng đăng ký dịch vụ sao chép tất cả tin gửi đi, gửi đến sang máy của mình, tất cả chỉ bằng một thao tác gửi tin nhắn nhanh gọn.

Kể lại câu chuyện này, tới giờ anh X. vẫn còn bàng hoàng bởi suốt một thời gian dài anh đã không hề biết mình bị theo dõi. Điều đáng nói, dịch vụ “chết người” này được đăng ký một cách quá đơn giản, dễ dãi.

“Bên em triển khai lâu rồi”

Tôi thường xuyên trao đổi thông tin làm ăn qua tin nhắn, có khi nào bị lộ hợp đồng, bị theo dõi thông tin nội bộ bởi những dịch vụ hết sức nguy hiểm như thế này khi mà họ chỉ cần lấy máy và đăng ký quá dễ dàng như vậy?

Qua số tổng đài 18001091 của Vinaphone, chúng tôi bấm số 9191 được nhân viên số 151 của nhà mạng này hướng dẫn nhiệt tình: “Chỉ cần 2 thuê bao mạng Vinaphone, dùng máy muốn copy soạn tin nhắn SCON gửi đến 9335 để đăng ký dịch vụ. Sau đó, cần copy tin nhắn gửi đến số máy nào thì nhắn SCT SĐT (số điện thoại) gửi 9335, còn nhận tin nhắn gửi đi soạn SCD SĐT gửi 9335”.

Cũng theo nhân viên trên, sử dụng dịch vụ này không mất tiền thuê bao tháng, tin nhắn ngoại mạng 350 đồng/tin, nội mạng 290 đồng/tin. “Theo Công văn số 1189 thì Vinaphone áp dụng từ 20.4.2011. Bên em triển khai lâu rồi và không qua công ty trung gian nào cả” – nhân viên này nói thêm.

Sau khi chúng tôi làm đúng như những gì hướng dẫn, chỉ trong vòng chưa đầy 1 phút, tất cả những tin nhắn gửi đi, gửi đến số của thuê bao thử nghiệm, đã được chuyển đến một số máy thứ ba cùng một thời điểm và không kèm theo bất cứ thông báo nào chứng tỏ tin nhắn trên đã được chuyển đến một số máy khác. Trong khi đó, số máy thứ ba nhận được tin nhắn lại kèm theo cả số điện thoại của người gửi tới.

Giúp đỡ hay làm hại khách hàng?

Dịch vụ “theo dõi” tin nhắn này đang khiến thuê bao của mạng Vinaphone – người tỏ ra vô cùng hoang mang, sợ hãi khi lo ngại thông tin riêng tư của mình bị đánh cắp, người thì tỏ ra rất hứng khởi.

Chị Kim Oanh nhà ở Cầu Giấy, Hà Nội vô cùng chán nản, buồn rầu khi qua sử dụng dịch vụ đã biết được con mình thường xuyên trốn học lêu lổng với đám bạn cùng lớp. Trong khi đó, anh N.Long – cán bộ công ty xây dựng vô cùng hứng thú khi tranh thủ sếp đi họp quên máy, đăng ký dịch vụ đẩy hết tin nhắn của sếp sang máy của mình. Thông tin nội bộ của cơ quan luôn cập nhật trước các đồng nghiệp, kể cả chuyện riêng tư của sếp dễ bề thăng tiến sự nghiệp.

Anh Phương – Giám đốc CTCP thương mại và quốc tế CDC, nói trong sự lo ngại: “Tôi thường xuyên trao đổi thông tin làm ăn qua tin nhắn, có khi nào bị lộ hợp đồng, bị theo dõi thông tin nội bộ bởi những dịch vụ hết sức nguy hiểm như thế này khi mà họ chỉ cần lấy máy và đăng ký quá dễ dàng như vậy?”.

Còn chị Anh Thư nhà ở Ba Đình, Hà Nội rơi vào trạng thái hết sức mâu thuẫn sau khi biết được dịch vụ này, bởi chị nửa muốn theo dõi chồng mà nửa lại không muốn vì lỡ có biết được bí mật gì đó lại vô tình làm tan nát hạnh phúc gia đình sau bao nhiêu năm vun đắp. “Có nên tin tưởng chồng mình không, hay cứ sử dụng dịch vụ để theo dõi, vì thà biết trước để trị còn hơn cứ để kéo dài rồi lại vô phương cứu chữa”, chị nói.

Trả lời Thanh Niên, một lãnh đạo của Vinaphone cho rằng dịch vụ này được cung cấp với mục đích giúp những khách hàng sử dụng nhiều thuê bao thuận tiện hơn trong việc quản lý thông tin của mình. Tuy nhiên, vị này thừa nhận việc đăng ký sử dụng dịch vụ quá đơn giản nên có thể bị lợi dụng cho những mục đích xấu. Tiếp nhận những phản ánh của Thanh Niên, phía Vinaphone khẳng định sẽ có điều chỉnh, kể cả khả năng tạm ngừng dịch vụ trong thời gian sớm nhất.

Thuê bao bị xác định địa điểm

Ngoài dịch vụ sao chép tin nhắn, hiện tại Vinaphone cũng đang cung cấp các gói dịch vụ xác định địa điểm thuê bao di động là Family Tracker và Family Finder. Đây cũng là các dịch vụ có thể bị lợi dụng vì mục đích xấu.

Family Tracker là dịch vụ theo ngày cho phép khách hàng khi đăng ký sử dụng dịch vụ sẽ nhận được tin nhắn thông báo vị trí của một thuê bao 15 phút/lần/ngày. Trong khi đó với Family Finder, các thuê bao Vinaphone có thể nhắn tin yêu cầu tìm vị trí của các thuê bao Vinaphone khác. Mặc dù các dịch vụ này đều yêu cầu phải có sự chấp nhận của “thuê bao bị theo dõi” thì “thuê bao theo dõi” mới có thể xác định được địa điểm, nhưng nếu các thuê bao này cùng được đăng ký dịch vụ thì “thuê bao bị theo dõi” sẽ bị xác định địa điểm mà không cần sự đồng ý.

Ngoài ra, theo Công ty an ninh mạng Bkav, lợi dụng nhu cầu tìm kiếm các phần mềm nổi tiếng dành cho smartphone, đặc biệt là ứng dụng cho Android, hacker đã tạo ra những phần mềm giả mạo có chứa mã độc rồi đẩy lên các “chợ” phần mềm không chính thống trên internet, lừa người dùng tải về. Chỉ trong tháng 4.2012, đã xuất hiện liên tiếp các vi rút núp bóng phần mềm Instagram và phiên bản mới của Angry Birds. Khi tải các ứng dụng giả mạo này, người sử dụng đã vô tình tải vi rút về chính máy điện thoại của mình. Sau khi được cài đặt lên điện thoại, Instagram giả mạo sẽ tự động gửi đi các tin nhắn tới nhiều đầu số dịch vụ có thu phí. Người sử dụng điện thoại, vì thế sẽ bị trừ tiền trong tài khoản mà họ không hay biết. Trong khi đó phiên bản mới nhất của game Angry Birds cho hệ điều hành Android bị lợi dụng để cài mã độc.

Ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc Bộ phận nghiên cứu và phát triển của Bkav, phân tích: “Chỉ tính riêng trên Google Play, mỗi ngày có tới gần 1.000 ứng dụng mới được đưa lên, chưa kể đến các chợ ứng dụng cả chính thống và không chính thống khác. Không ít các phần mềm hấp dẫn trong số đó sẽ bị lợi dụng, xu hướng này sẽ tiếp tục gia tăng mạnh. Người sử dụng không nên tải ứng dụng từ các kho không rõ nguồn gốc”.

Ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc Bộ phận an ninh mạng Công ty Bkav, khuyến cáo: người dùng cần thận trọng hơn trong việc sử dụng điện thoại để tránh tự mình tiết lộ thông tin cá nhân. Ví dụ như thói quen thông báo địa điểm qua điện thoại di động trên các mạng xã hội hoặc tương tự là các dịch vụ xác định địa điểm thuê bao do các mạng di động cung cấp.

Theo ông Đức, bản chất việc theo dõi thông tin vị trí điện thoại di động xuất phát từ nhu cầu của người sử dụng đề phòng trường hợp mất điện thoại hoặc để phụ huynh quản lý con cái. Tuy nhiên vì các chức năng đó liên quan đến thông tin cá nhân nên cũng có thể bị kẻ xấu lợi dụng. Vì vậy người dùng cần phải coi điện thoại như một chiếc máy tính cá nhân và cần bảo vệ thông tin của mình cẩn thận hơn. Về phía nhà cung cấp dịch vụ cũng phải có trách nhiệm thông báo với người dùng khi có ai đó tìm kiếm thông tin của họ. Họ có thể yên tâm khi mình là người chủ động hoặc thận trọng hơn khi biết điện thoại của họ có người theo dõi.

Tiếp tay xâm phạm thông tin cá nhân

Tan cửa nát nhà

Phản ảnh với Thanh Niên sáng 14.5, anh Đoàn Phước Long, Chánh văn phòng một doanh nghiệp lớn ở Q.Ba Đình (Hà Nội) có số điện thoại 091300…, cho hay vì tin nhắn “gián điệp” mà vợ chồng anh đang ly thân, cả hai đều tổn thương nặng nề khó có cơ hội hàn gắn. Long kể: “Cách đây chừng 5 tháng, gia đình tôi rơi vào không khí căng thẳng vì mọi hoạt động của tôi, đi đâu, làm gì, với ai, cô ấy đều biết và nói bóng nói gió rất khó chịu. Lúc đầu tôi nghĩ là cô ấy thuê thám tử theo dõi nhưng sau một hôm đi tập thể thao, tôi chỉ nhắn một tin và bị vợ tôi biết, lúc đó tôi mới biết là cô ấy theo dõi qua điện thoại”. Anh Long cho biết do đặc thù công việc thường xuyên phải tiếp khách, đặt phòng ăn phòng nghỉ cho khách của sếp nên anh bị vợ nghi ngờ lập “phòng nhì”. Trên thực tế có rất nhiều sự việc “tình ngay lý gian” khiến anh không thể thanh minh.

Vinaphone dừng dịch vụ sao chép tin nhắn

Hôm 14.5, Công ty dịch vụ viễn thông (Vinaphone) thông báo tạm dừng cung cấp dịch vụ sao chép tin nhắn. Theo Vinaphone, việc tạm dừng cung cấp dịch vụ này kể từ ngày 14.5 là do tiếp thu phản ánh của Báo Thanh Niên đồng thời để tránh gây hiểu nhầm cho khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ.

Anh G.N (nhà ở phố Hoa Bằng, P.Yên Hòa, Q.Cầu Giấy) cũng từng đối mặt với lá đơn xin ly hôn khi bị vợ sử dụng dịch vụ sao chép tin nhắn của Vinaphone để theo dõi. Ấm ức từ lâu nhưng anh không biết nguyên do từ đâu mà vợ biết được tất cả các tin nhắn đi và đến điện thoại của mình. Sau khi Báo Thanh Niên đăng tải vụ “gián điệp”, anh mới biết là do nhà mạng tiết lộ thông tin cá nhân.

Tự hại mình

Theo ông Bùi Trường Sơn, Giám đốc Công ty Felix (chuyên về cung cấp các giải pháp thông cho thiết bị di động), các dịch vụ mà nhà mạng đưa ra đều nhằm mục đích tăng doanh thu và phải đánh trúng vào nhu cầu nào đó của thị trường. Chắc chắn là Vinaphone đã phải đầu tư lớn cho hệ thống để chạy dịch vụ này. Cũng cần lưu ý là dịch vụ này chỉ có nhà mạng mới có thể cung cấp khi họ nắm trong tay hệ thống.

Đại diện của Vinaphone cho biết dịch vụ copy SMS nhằm hỗ trợ khách hàng dùng nhiều máy có thể dễ dàng quản lý thuê bao của mình nhưng nếu có ý thức hơn về việc này, họ có thể áp dụng chính sách đăng ký dịch vụ chặt chẽ hơn. Bình thường một khách hàng mất sim phải rất khó khăn mới có thể lấy lại được với các loại giấy tờ đăng ký như hợp đồng cung cấp dịch vụ, chứng minh nhân dân. Rất khó hiểu khi với dịch vụ nhạy cảm như thế lại có những kẽ hở dễ bị lợi dụng đến vậy?

Dịch vụ gián điệp

Để chống lại việc bị lợi dụng thông tin đã có nhiều người đã sử dụng sim rác cho những liên lạc quan trọng sau đó vứt đi. Như vậy nếu có ai đó cố tình lấy thêm thông tin của họ cũng vô ích. Việc khách hàng không tin tưởng dẫn đến sự không trung thành với nhà cung cấp dịch vụ. Các nhà mạng Việt Nam có thể nghĩ rằng mình đang có ưu thế tuyệt đối và không có sự cạnh tranh. Nhưng thực tế cho thấy ngày càng có nhiều tin nhắn, thoại đang được chuyển qua các dịch vụ khác được tích hợp trên điện thoại di động như Yahoo! Messenger, Facebook, Skype… Hiện Viber và WhatsApp đang là hai điển hình cho trào lưu sử dụng điện thoại nhưng chỉ trả cước dữ liệu (tối đa khoảng 50.000 đồng/tháng). Điều đáng nói là thoại và tin nhắn đều là các dịch vụ cơ bản để mang lại doanh thu cho nhà mạng. Nếu người dùng tăng cường sử dụng các dịch vụ tích hợp trên điện thoại thì câu hỏi đặt ra là doanh thu nhà mạng sẽ đến từ đâu?

Thám tử VDT – Thám tử Sài Gòn – Thám tử Đà Nẵng – Thám tử Thái Bình – Thám tử Việt Nam

Facebook
Twitter
LinkedIn
Telegram
Pinterest

Tham khảo thêm

Dịch vụ thám tử