Công ty thám tử Hà Nội – Chưa bao giờ tiểu thuyết trinh thám điều tra lại đắt khách như bây giờ. Hơn 20% sách bán ra tại Pháp là loại này, và sự thành công của Da Vinci Code không phải chỉ là trường hợp độc nhất.

Những tác giả như Dan Browm, Harlan Coben hay Fred Vargas tranh nhau xếp hạng đầu bảng ở nhiều nước chứ không chỉ ở Mỹ, nơi sản xuất tiểu thuyết trinh thám với các tác giả như Dashiell Hamme cùng nhân vật Sam Spade hoặc Raymond Chandler cùng nhân vật Philip Marlowe, và là nơi luôn dẫn đầu về số tiểu thuyết trinh thám được bán. Chưa hết, tác giả của những sách gọi là best-seller có những quốc tịch khác nhau. Tại sao?

Đã từ lâu, tiểu thuyết trinh thám được coi như thể loại rẻ tiền, một thứ văn chương tầm phào để giết thì giờ khi đứng đợi ở các trạm xe, nên nó mới có khổ sách loại nhỏ (18cm), loại bỏ túi, thường đọc rất lẹ và vất đi rất nhanh không nuối tiếc. Quan điểm đó đã thay đổi, phần lớn những nhà xuất bản văn học bây giờ thường đưa ra trọn bộ trinh thám và độc giả cũng thường chọn những sách có khổ lớn, in rất đẹp hơn là những loại sách khổ nhỏ. Việc “quí tộc hóa” thể loại này hẳn chắc cũng không lạ so với sự vượt trội ly kỳ của giới độc giả yêu thích thể loại này.

Tiểu thuyêt Mật mã Davinci

Vị trí của thể loại này đã thay đổi nhiều lần, vào những năm 1970 ở Pháp, chỉ có ba nhà xuất bản chuyên về thể loại này là Le Fleuve Noir, La Série Noire và Le Masque. Mỗi nhà xuất bản có riêng cho mình những tập truyện toàn bộ cho từng giới độc giả và thường theo chủ đề gián điệp, trinh thám Mỹ… Le Fleuve Noir chuyên về trinh thám bình dân, độc giả đọc San-Antonio để thư giãn với sự hài hước chế diễu hay Brice Pellaman với những cuộc phiêu lưu nguy hiểm.

La Série Noire lại mở ra cho độc giả cánh cửa của nước Mỹ cùng cảnh sát, đường dây buôn lậu, điều tra… Với nhà xuất bản này, ngay cả chính tác giả cũng dùng cái tên nguồn gốc Mỹ cho phù hợp với thể loại này như Ed Mc Bain, MarcBehm hay Lawrence Block. Công chúng của Le Masque lại cổ điển hơn, nữ tính hơn với Agatha Christie luôn đứng đầu bảng.

Cuối thập niên 1970-1980, trước sự đi xuống của loại trinh thám bình dân, đã xuất hiện một loại trinh thám mới (neopolar), đứng đầu loại này là Patrick Manchette, theo sau là những tên tuổi nổi tiếng khác như Jean Vautrin, Thierry Jonquet, Marc Villard… Khuynh hướng của loại này luôn là chính trị hóa, đào sâu vào vấn đề xã hội và loại này lại hướng về giới độc giả trí thức trẻ.

Ngày nay, ở Pháp, 20 triệu bản truyện trinh thám được bán mỗi năm, với khoảng 60 nhà xuất bản và 80 loạt bộ truyện trinh thám. Một con số khổng lồ nói lên sự bùng nổ của tựa truyện cũng như của doanh số bán ra. Loại trinh thám kiểu Mỹ đan xen mùi chính trị luôn là những best-seller với những tên tuổi như Mary Higgins Clark, Patricia Cornwell, John Grisham hay mới đây bùng lên mạnh mẽ là Dan Brown với Da Vinci Code.

Các tác giả không thuộc khối tiếng Anh cũng rất nổi tiếng như Ake Edwardson, người Thụy Điển. Đây thật sự là một ngôi sao của truyện trinh thám, những cuộc điều tra của viên cảnh sát Erik Winter đã bán được hơn 1 triệu bản. Thật sự Edwardson đã chinh phục được độc giả nhờ lối văn tả thực, những lời đối thoại sắc bén và với những cao trào thật sự khủng hoảng đối với người đọc. Hoặc như tác giả Deon Meyer, người Nam Mỹ, với tác phẩm L”Âme du chasseur, nhắc nhở về xứ Angola vẫn còn phải băng bó những vết thương do chiến tranh gây ra.

Không phải tất cả các độc giả đều chung một sở thích. Mỗi nhóm độc giả có loại trinh thám riêng cho mình, theo giới chuyên môn phân loại gồm có:

– Trinh thám thiên về lịch sử: được coi như là sự thành công ổn định với việc xuất bản trọn bộ của nhà Labyrinthes. Thường thì tác giả đưa vào cốt truyện một số tình tiết mang tính định mệnh, làm cho độc giả thỏa mãn về tính lịch sử, kích thích tính tò mò và nó cũng cung cấp một số kiến thức để người đọc không cảm thấy mất thì giờ khi đọc nó. Loại này thu hút độc giả phần lớn là nữ, thường là nhà giáo, nhằm có được một chút giải trí và thêm kiến thức.

– Trinh thám với một nhân vật “sống mãi”: người ta yêu mến những nhân vật này, họ luôn theo dõi những cuộc phiêu lưu của người hùng, đi vào trong cuộc sống, biết được sự yếu đuối, nhân vật này thường là một cảnh sát bị nghi ngờ hay một thanh niên bị nghi phạm pháp.

Không phải là một kẻ đẹp trai chuyên đi quyến rũ các quí bà nhưng là một gã đàn ông mệt mỏi, bị vỡ mộng, bị các bà bỏ rơi và không còn chút hi vọng nào; xa rồi những anh hùng chuyên về cơ bắp của những năm 1950, bây giờ không chỉ đơn giản là mệt mỏi vì bất hạnh nhưng còn là tự hỏi về xã hội hiện tại và sự sợ hãi về sự thay đổi của nó. Tác giả tiêu biểu cho thể loại này là Michael Connelly… Mỗi độc giả mơ thấy mình đang che chở cho một anh cảnh sát và giúp anh ta thoát ra khỏi những rắc rối.

– Trinh thám rùng rợn: doanh thu của thể loại này luôn thuận buồm xuôi gió với những tác giả như Michael Crichto, Ken Follet… Trong những tác phẩm thể loại này luôn có tính hiện thực, quyền thế và sự đe dọa bao trùm với những phân tích tâm lý tế nhị.

– Tôn giáo và huyền bí: có bàn tay của Thượng đế hay quỉ Satan nhúng vào thì chốt khóa không thể đóng? Quả vậy, Da Vinci Code không dừng lại ở sự thành công của tiểu thuyết mà còn lôi kéo theo nhiều lĩnh vực khác như phim ảnh và quảng cáo…

THU DIỆU (Theo Lire)

Theo Vietbao

VDT – Bản tin thám tử

Facebook
Twitter
LinkedIn
Telegram
Pinterest

Tham khảo thêm

Dịch vụ thám tử