Dịch vụ thám tử tại Hà Nội – Vở nhạc kịch khiến người xem bất ngờ về tài năng và phong cách làm việc của Phi Phi Anh cùng êkíp thực hiện.

Là vở diễn thứ hai trong Dự án kép 2013 của Phi Phi Anh cùng các bạn trẻ, “Đêm hè sau cuối” – vở ca nhạc kể chuyện có 5 suất diễn từ các ngày 12 tới 15/8 tại sân khấu L’Espace, Hà Nội.

Nhạc kịch trinh thám đầu tiên của sân khấu Việt

“Góc phố danh vọng”- vở nhạc kịch “made in Vietnam” do Phi Phi Anh và các bạn thực hiện lần đầu vào năm 2012 từng gây ngạc nhiên cho khán giả. Vở “Đêm hè sau cuối” ra mắt năm nay của nhóm bạn trẻ không chuyên tiếp tục đưa người xem đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Như bao chuyện trinh thám khác, yếu tố bất ngờ là điều không thể thiếu trong “Đêm hè sau cuối”. Khác với không khí lãng mạn, mang nhiều màu sắc cổ tích của “Góc phố danh vọng”, “Đêm hè sau cuối” là câu chuyện trinh thám mang tính bi kịch và chứa đựng nhiều triết lý. Phi Phi Anh – tổng đạo diễn đồng thời là người viết kịch bản – dựng nên câu chuyện không quá nhiều tình tiết sởn tóc gáy mà đưa người xem đi qua mê cung phức tạp của những suy luận.

Câu chuyện xảy ra trong nhà bà Thìn, một gia đình giàu có nhưng rất phức tạp với nhiều thành phần như con đẻ, con dâu, con nuôi, người giúp việc… Mỗi người một tính nết và ai ai cũng có cá tính rất mạnh. Bi kịch xảy ra khi bà Thìn liên tiếp nhận được những lá thư hăm dọa. Một buổi sáng, bà bị sát hại. Khánh – con trai bà là kẻ bị tình nghi số một vì trước đó anh kịch liệt phản đối bản di chúc chia đều của cải cho cả con đẻ lẫn con nuôi và cả người ở. Nhưng Khánh cũng bị sát hại khi linh cữu của bà Thìn còn chưa được chôn cất.

Nghi vấn dồn vào những người còn sống sót, đó là Mỹ Vân – vợ của Khánh – một phụ nữ xinh đẹp, sắc sảo và có phần bí ẩn; là Bin – đứa trẻ mồ côi được bà Thìn đưa về nhà nuôi (đám bạn lang thang của Bin cũng được cưu mang)… Trong ngôi nhà giàu sang ấy, bóng đen của sự ngờ vực, tị hiềm, tham vọng bao trùm. Bà Tị – bạn thân của bà Thìn – trong vai trò thám tử đã tự nguyện đi tìm hung thủ giết người.

Tất cả bằng chứng tưởng chừng xác đáng nhất, suy luận tưởng chừng sắc sảo, logic nhất… vẫn không tìm ra được sự thật. Kẻ giết người lại là kẻ ít ai ngờ nhất và mục đích của hành động giết người đó cũng ít ai ngờ đến nhất.

Nhạc kịch là con đẻ của nền nghệ thuật hàn lâm phương Tây vốn còn xa lạ với nhiều công chúng Việt. Thế nhưng “Đêm hè sau cuối” lại mang đến cảm giác gần gũi, quen thuộc vì đậm chất Việt. Những cái tên, con người, thói quen, nếp sống của người Việt được đưa vào tác phẩm. Văn hóa người Việt thể hiện rõ qua những tập tục như khóc hờ người chết. Bên cạnh đó, tính cách xấu của một bộ phận người Việt trẻ được gọi tên, đó là sự lãnh cảm trước cái xấu, là hiện tượng cuồng thần tượng…

Làm nên thành công từ con số 0

Thực hiện Dự án kép đều là những người trẻ, thuộc thế hệ 9X, đang là sinh viên, học viên và chưa phải nghệ sĩ chuyên nghiệp. Trong vai trò chỉ đạo sản xuất, Phi Phi Anh mang tới vở diễn chỉn chu; trong vai trò tổng đạo diễn, anh mang tới vở kịch trinh thám hấp dẫn được kể qua ngôn ngữ âm nhạc, hình thể, lối kể chuyện; trong vai trò người viết kịch bản, anh thành công vì lôi cuốn người xem với các tình tiết bất ngờ.

Các diễn viên chính đều có thể vừa biểu diễn hình thể vừa hát live. Không phải tất cả diễn viên đều hát tốt song đó là cố gắng rất đáng khích lệ. Nguyễn Hương Thảo (“nàng tiên cá” của Vietnam’s Got Talent) – trong vai cô hầu gái Đào đồng thời là người dẫn chuyện – cống hiến cho khán giả giọng opera đẹp của mình; Minh Quân nhập thành công vai Khánh. Từ “Góc phố danh vọng” tới “Đêm hè sau cuối”, Minh Quân chứng minh được khả năng diễn xuất khi đảm đương cả vai chính diện và phản diện.

Chàng trai trẻ Sơn Tùng trong vai Bin – người giả câm với những bước đi rất kịch lại mang đến vũ đạo điêu luyện. Trong khi đó, Thảo Tươi trong vai bà thám tử Tị mang tới những tràng cười không ngớt mỗi lần xuất hiện. Điệu bộ của một bà già lắm chuyện, giọng nói sang sảng và những suy luận rất logic nhưng cũng rất hài hước là gia vị lạ của vở diễn.

Dưới sự hướng dẫn của các biên đạo Jerry Thắng (đến từ Cao đẳng Múa Việt Nam), My Nguyễn (ĐH Ngoại thương), Ngọc Pam (ĐH Ngoại thương), các diễn viên không chuyên có thể thể hiện những màn vũ đạo sống động hoặc những đoạn solo nhuần nhuyễn.

“Đêm hè sau cuối” thành công nhất ở khâu dàn dựng và xử lý sân khấu. Các diễn viên phải diễn ở độ cao cách mặt sàn ít nhất 1m. Trên những bục cao thấp nhấp nhô, mọi diễn xuất, đi lại, kể cả những màn nhảy múa sôi động gợi lên những căn phòng lớn bé, cao thấp khác nhau trong biệt thự nhà bà Thìn. Cũng nhờ những bục cao thấp ấy mà đạo diễn có thể xử lý nhiều cảnh khó, ví như cảnh nhân vật Mỹ Vân bị đẩy từ ban công xuống, cảnh con người tự nhiên mất tích, cảnh mở cửa bước vào phi thuyền để đi tới hành tinh khác…

Làm nên thành công của “Đêm hè sau cuối” không chỉ có 23 diễn viên đứng trên sân khấu. Phía sau họ là nhóm bè, là 15 nhạc công – phần không thể thiếu của biểu diễn nhạc kịch. Đó còn là một êkíp gồm 39 người, từ những người làm công việc chuyên môn như tổng đạo diễn, biên đạo múa, chỉ đạo âm nhạc, chỉ đạo sân khấu, tới những công việc liên quan khác như lo tài chính, trang điểm, kỹ thuật, hậu trường… Bằng ấy con người tập hợp lại với nhau. Với sức trẻ, nhiệt huyết, họ mang đến cho khán giả những trải nghiệm thú vị.

Hiền Đỗ (VNE)

Facebook
Twitter
LinkedIn
Telegram
Pinterest

Tham khảo thêm

Dịch vụ thám tử