Đeo bám như cảnh sát điều tra. Am hiểu luật pháp như luật sư thực thụ. Ngoài ra, họ thường xuyên phải là… khách hàng, là con buôn, đôi khi nhập vai khách du lịch quốc tế để khám phá những đường dây sản xuất và tiêu thụ hàng giả, nhái. Mạo hiểm và lăn lộn với nghề.

Ảnh minh họa

Chưa bao giờ vấn nạn về hàng nhái, hàng giả lại trở nên nóng bỏng như hiện nay. Hàng hóa (các loại) đã được làm nhái, giả một cách… có ý thức, quy mô và tinh xảo.

Chức năng ngăn chặn, phòng chống, triệt hạ những cơ sở sản xuất, buôn bán các “mặt hàng” này đương nhiên thuộc về các cơ quan có thẩm quyền.

Nhưng trước mắt, các doanh nghiệp chân chính vẫn phải tự bảo vệ mình. Tại công ty họ, từ nhiều năm nay, bộ phận “thám tử” chống hàng giả, hàng nhái đã âm thầm ra đời…

Những thám tử tư thường xuyên phải là… khách hàng, là con buôn, đôi khi nhập vai khách du lịch quốc tế để khám phá những đường dây sản xuất và tiêu thụ hàng giả, nhái. Mạo hiểm và lăn lộn với nghề. Nhưng rất ít “thám tử” muốn nói về công việc của mình đang làm.

Văn phòng của Công ty thám tử VDT nằm ở Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội. Giám đốc công ty là Luật sư Nguyễn Minh Long. Ông Long cho biết: “Công ty chức năng giải quyết những vụ việc vi phạm hàng nhái, hàng giả. Chúng tôi tiếp nhận sự việc theo hai hướng: một là từ đơn đặt hàng gửi đến; hai là tự phát hiện, sau đó báo lại cho những khách hàng (chưa có quan hệ) sự việc nhãn hiệu của họ đã bị vi phạm. Nếu cần, họ sẽ ký hợp đồng nhờ chúng tôi xử lý”.

Theo cách thông thường nhất, cứ nửa tháng các nhân viên của Công ty sẽ “xuống đường” một lần. Nhiệm vụ của họ là “thăm dò thị trường” bằng cách thị sát siêu thị, chợ đầu mối bán sỉ, các cửa hàng để xem những nhãn hiệu mà họ đứng ra bảo vệ có bị vi phạm không.

Nếu phát hiện được dấu hiệu của việc buôn bán, sản xuất hàng nhái, hàng giả, Công ty sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng như Cục Sở hữu trí tuệ, Công an kinh tế, Quản lý thị trường để xử lý.

Luật sư Long cho biết, công ty ông thường ký được hợp đồng với những công ty đa quốc gia sản xuất nhiều mặt hàng có tiếng, bị nhái, giả nhiều tại Việt Nam. Trong đó có mỹ phẩm, dược phẩm, dệt may thời trang, xe gắn máy…

Những công ty lớn như vậy rất coi trọng và thực hiện nghiêm ngặt việc bảo vệ nhãn hiệu của mình. Với họ, bỏ ra từ 200 USD/tháng cho việc bảo vệ một nhãn hiệu không có gì đáng nói.

Ông Long kể: “Có công ty ký hợp đồng bảo vệ hai ba chục nhãn hiệu một lúc”. Có nghĩa là, ngoài việc được trang bị những kiến thức về “nghề”, về luật pháp, các “thám tử tư” phải luôn luôn ghi nhớ những tên tuổi, logo, màu sắc các nhãn hiệu mà mình được giao bảo vệ.

Trong thời buổi hàng nhái, giả được sản xuất tinh vi như hiện nay, chỉ nhờ đôi mắt sắc lẹm và những cái đầu nhạy bén của các “thám tử tư” mới phát hiện được đâu là hàng nhái, nhái bao nhiêu phần trăm, hàng nhái được sản xuất tại nước ngoài hay nội địa.

Thám tử VDT

Facebook
Twitter
LinkedIn
Telegram
Pinterest

Tham khảo thêm

Dịch vụ thám tử